Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai

Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai

Giới thiệu

Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai




Từ một sự việc không lường trước mà bắt đầu làm thêm tại tiệm “Kura” và được Kiyotaka chỉ dạy về mĩ thuật cổ.

***

Yagashira Kiyotaka: Hai mươi hai tuổi. Sinh viên cao học năm nhất Đại học Kyoto. Tên thường gọi là “Holmes”. Cháu trai ông chủ tiệm đổ cổ “Kura” toạ lạc ở Teramachi Sanjo, Kyoto. Cư xử dịu dàng và lịch lãm, nhưng lại sắc sảo đến đáng sợ. Đôi lúc thích bắt nạt người khác, một chàng trai Kyoto “nham hiểm”.

Mashiro Aoi: Mười bảy tuổi. Học sinh lớp Mười Một. Chuyển từ thành phố Omiya tỉnh Saitama đến Kyoto sinh sống đã được bảy tháng. Từ một sự việc không lường trước mà bắt đầu làm thêm tại cửa tiệm “Kura”. Vẫn còn vương vấn người yêu cũ ở trường cấp ba ngày trước.

***

#độc_giả_review_sách 

[HOLMES Ở KYOTO – Mai Mochizuki] 

Chắc hẳn khi đọc tiêu đề Holmes ở Kyoto, bất kì ai cũng sẽ liên tưởng tới thám tử Sherlock Holmes lừng danh. Cuốn sách này lại viết về anh chàng Yagashira Kiyotaka 20 tuổi, sinh viên năm nhất đại học Kyoto, có biệt danh là Holmes bởi “sự sắc sảo đến đáng sợ” của anh. 

Cuốn sách được viết dựa trên lời kể của cô bé Mashiro Aoi, mười bảy tuổi, học sinh lớp Mười Một. Aoi đã bị Holmes nắm thóp từ lần đầu gặp mặt và tình cờ trở thành nhân viên giúp việc tại cửa hàng đồ cổ của gia đình anh. Từng câu chuyện khác mở ra, kéo theo sau những biến chuyển trong tình cảm của Aoi với sự dịu dàng, lịch lãm nhưng lại sắc sảo đến đáng sợ của Holmes. Những tưởng Holmes cũng là một người siêu phàm, thật bất ngờ khi Aoi khám phá ra được Holmes cũng là một người có quá khứ, giống như Aoi, cũng từng để mất người yêu vào tay của người khác…

Điều mình cảm thấy cực kì thích ở cuốn sách này đó là cuốn sách mang đến cho người đọc những cảm nhận hết sức chân thật về văn hóa cũng như lịch sử của Nhật Bản. Bản thân mình là người rất thích đi du lịch, khi đọc cuốn sách mình cảm thấy như đang thật sự được trải nghiệm từng ngóc ngách và nét văn hóa của Nhật. 

Cách sử dụng vốn từ trong cuốn sách khá là dung dị, đời thường, cộng thêm các câu chuyện đều rất thực tế, không đẫm máu, không chết chóc, không có những thủ đoạn giết người hay khủng bố như nhiều cuốn sách trinh thám khác, nên cuốn sách mang lại cảm giác dễ chịu gần gũi, đôi lúc khiến người đọc bật cười khi những suy nghĩ của mình bị bóc mẽ bởi lập luận cùng khả năng quan sát tinh tường của Holmes, từ đó mình có thể học hỏi và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt hơn cả, cuốn sách lấy bối cảnh là ở Kyoto, xoay quanh cửa hàng đồ cổ Kura của nhà Holmes và những nhân vật hết sức nhã nhặn, lịch sự, có đam mê và sở thích rất tao nhã với nghệ thuật cổ, cộng thêm sự am hiểu văn hoá và lịch sử nước nhà của tác giả khiến cho mình có cảm giác rất thanh khiết khi đọc cuốn sách này. 

Mình nghĩ đây sẽ là một cuốn sách rất phù hợp cho những ai đang chịu áp lực và muốn giải tỏa stress cũng như những bạn yêu thích Nhật Bản và thích đi du lịch Nhật Bản mà chưa có điều kiện đi như mình.

– Review của bạn @Linh Phương

***

Ở khu vực lân cận Teramachi Sanjo thuộc Kyoto, có đến mấy con phố mua sắm giăng mắc với nhau theo một bố cục tương đối là phức tạp.

Những mái vòm nối liền nhau rất dễ khiến người ta nhầm tưởng rằng tất cả đều thuộc cùng một khu mua sắm, nhưng thực chất mỗi con đường lại là một phố mua sắm khác nhau.

Từ đường Oike rẽ vào đường Teramachi là “phố mua sắm của Hiệp hội Cửa hàng chuyên doanh Teramachi”, đi thêm chút nữa sẽ giao với “dãy cửa hàng danh tiếng Sanjo”. “Phố mua sắm Teramachi Kyogoku” và “phố mua sắm Shinkyogoku” chạy song song với nhau, nhìn đằng trước sẽ thấy được “chợ Nishiki”, nơi nổi danh toàn quốc là “nhà bếp của đất kinh kì”.

Chỉ nghe tả thế này thôi thì đúng là hơi bị rối rắm, có vẻ đến dân Kyoto cũng nhiều người ú ớ, nên khách du lịch không nắm được âu cũng là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, người đi mua sắm có khi cũng chẳng cần để ý nhiều đến vậy.

Từ đường Oike vào “phố mua sắm Hiệp hội Cửa hàng chuyên doanh Teramachi”, người ta có thể ngoặt sang “dãy cửa hàng danh tiếng Sanjo”, và cũng có thể cứ thế đủng đỉnh đi dọc “phố mua sắm Teramachi Kyogoku” hay “phố mua sắm Shinkyogoku” rồi lang thang thăm thú “chợ Nishiki”.

Thậm chí ta còn có thể bước qua một loạt những cửa hàng nối liền nhau, rồi bắt gặp một ngôi đền, ngôi chùa nhỏ xinh nào đó.

Tiệm đồ cổ “Kura” nằm lặng lẽ giữa khu phố mua sắm với kết cấu y hệt mê cung như vậy.

Cửa hàng tuyệt nhiên chẳng mang diện mạo cố tình gây ấn tượng, nên người đi đường nhiều lúc sẽ chỉ lướt qua, nhưng một khi đã để mắt tới nó, người ta sẽ nhận ra rằng nơi đây toát lên một sức hấp dẫn lạ kì.

Trong cửa hàng có đèn chùm, bộ sô pha cổ, bên vách tường cạnh quầy thu ngân là giá sách và tủ đựng đồ kiểu Nhật làm bằng gỗ sồi đánh véc ni. Một nơi dung hoà phong cách Nhật Bản với phương Tây, khiến ta liên tưởng đến các quán cà phê mang xu hướng Modern Retro[1] đậm nét.

Kim giây của chiếc đồng hồ tủ đứng cỡ lớn đang miệt mài di chuyển phát ra những âm thanh tích tắc. Âm sắc nhạc jazzdu dương như hoà nhịp với tiếng kim đồng hồ. Đủ loại đồ cổ và đồ tạp hoá được xếp thành hàng trên giá.

Vẫn như mọi khi, thời gian cứ như đã ngừng trôi trong cửa hàng này.

Tôi, Mashiro Aoi, nhân viên đang làm thêm trong tiệm, vừa phủi bụi cho các món hàng như thường lệ, vừa đưa mắt liếc về phía quầy thu ngân.

Ở đó, một chàng thanh niên với khuôn mặt tuấn tú đang cầm một bức tranh cuộn trong tay và cười tủm tỉm.

Tên anh là Yagashira Kiyotaka.

Anh ấy là sinh viên cao học, nhờ khả năng quan sát và mắt giám định phi phàm hiếm thấy, lại thêm cái họ “Yagashira” nên anh có biệt danh là “Holmes”. Ngoài ra, anh còn là cháu nội kiêm đệ tử của ông chủ cửa hàng này là ông Yagashira Seiji, người được biết đến với tư cách Chuyên gia giám định cấp Quốc gia.

Anh là một thanh niên điển trai với vóc người mảnh khảnh, tóc mái hơi dài, làn da trắng trẻo và sống mũi thẳng tắp. Hoàn toàn tương ứng với ngoại hình ấy, anh cũng là một người lịch thiệp, dịu dàng, nho nhã và có phong thái ứng xử hết sức ôn hoà.

Nhưng mặt khác, anh còn là một kẻ tương đối kì quặc, thi thoảng lại tỏ ra nham hiểm, thậm chí có cả cái tính cứng đầu, hiếu thắng, hơn hết là lòng dạ nhiều khi hơi hơi đen tối.

Lúc đầu tôi cũng hay bị anh làm cho lúng túng, thế mà chúng tôi đã cùng nhau trải qua khoảng thời gian tới tám tháng rồi.

Chắc rằng tôi đã quen hơn nhiều, nên giờ không còn cảm thấy ngạc nhiên trước những nét kì quặc và tính cách hai mặt của anh ấy nữa.

“… Bức tranh cuộn treo tường mà bác Ueda mang đến thế nào rồi ạ?”

Tôi bước đến và thò mặt lại gần quầy thu ngân.

Cuộn tranh anh Holmes hiện đang cầm trên tay là đồ tôi giữ giùm bác Ueda, một khách quen nhẵn mặt của tiệm, trong lúc anh ấy không có mặt ở cửa hàng.

“Aoi thấy sao?” Anh Holmes hơi nghiêng nửa thân trên để tôi thấy được cuộn tranh.

Một bức tranh được gọi là “mĩ nhân hoạ”, hay nói cách khác…

“… Là ukiyo-e[2] anh nhỉ?”

“Ừ, đúng rồi.”

Bức ukiyo-e ấy vẽ một người phụ nữ hơi cúi đầu, tay cầm tẩu thuốc.

Gương mặt mang nét u sầu ấy vô cùng xinh đẹp, nhưng tôi chẳng cảm nhận được sức ép khiến mình phải nín thở chút nào.

Nếu được hỏi về tính thật giả của bức tranh này thì tôi có cảm giác đây không phải đồ thật.

Có điều, ukiyo-e vốn là “tranh in khắc”, vậy nên…

Đối với tranh in thạch bản của nước ngoài, tranh thật được gọi là “thạch bản gốc”, chủ yếu chỉ những tác phẩm do chính tác giả in, hoặc được chế tác tại công xưởng dưới sự giám sát của tác giả. Trước đây, anh Holmes đã dạy tôi điều đó. Vậy thì có phải ukiyo-e cũng giống thế không?

“… Tranh khắc ukiyo-e thật với giả khác nhau ra sao ạ? Có phân biệt dựa vào việc ‘tác giả có chính tay in tranh hay không’ giống tranh in thạch bản không anh?”

Khi tôi nói ra nguyên văn nghi vấn vừa hiện lên trong đầu, anh Holmes bèn gật gù.

“Phải rồi. Ukiyo-e gồm hai loại chính, ‘tranh vẽ cọ’ do hoạ sĩ vẽ nên và ‘tranh in khắc’ được in từ mộc bản. Nhắc ukiyo-echủ yếu là ám chỉ tranh mộc bản của vế sau, còn tranh vẽ cọ là thứ có một không hai đến từ hoạ sư, cho nên vô cùng giá trị.

Hiểu một cách nôm na thì tranh mộc bản phải trải qua những công đoạn như: hoạ sĩ vẽ bản thảo gốc, sau đó giao cho thợ khắc, cuối cùng là đến thợ in thực hiện việc in ra, vậy nên mới tồn tại những bức tranh mộc bản được in cùng thời điểm.”

“Thế nghĩa là hoạ sĩ không tự tay khắc mộc bản anh nhỉ?”

“Đúng vậy, mỗi công đoạn đều do nghệ nhân với chuyên môn riêng thực hiện.”
 

Mời các bạn mượn đọc sách Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai của tác giả Mai Mochizuki & Ninh Nhân Văn (dịch).

Download

Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Giới thiệu Tâm Tư Lẩn Khuất Cõi Trần Ai Tweet! Từ một sự việc không lường trước mà bắt đầu làm thêm tại tiệm “Kura” và được Kiyotaka chỉ dạy…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose