Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 4

Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 4

Từ lá thư mà A Bội Trọng Ma Lữ để lại, nhóm Không Hải biết được một sự thật. Đó là, khi hoàng đế Huyền Tông buộc phải xử tử Dương quý phi, ngài đã làm theo mưu kế của đạo sĩ Hoàng Hạc, thực hiện phép thi giải đưa Quý phi vào trạng thái chết giả để đợi hồi sinh, nhưng thật không may, họ đã thất bại. Cùng lúc ấy, Bạch Long, đệ tử cũ của Hoàng Hạc xuất hiện. Bạch Long nguyền rủa hoàng đế Thuận Tông, tìm cách hủy diệt cả triều đại nhà Đường. Chỉ còn chút sức tàn, Huệ Quả của Thanh Long Tự phải đứng ra đấu với Bạch Long, cứu hoàng đế, giải nguy cho vương triều.

Về tác giả:

Sinh năm 1951 tại Odawara, Kanagawa, là nhà văn phiêu lưu và khoa học viễn tưởng Nhật Bản. Sau khi ra mắt văn đàn năm 1977, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng. Năm 1989 ông nhận được giải thưởng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Nhật Bản cho tiểu thuyết Sư tử ăn trăng khuyết, tới năm 1998 thì được trao giải Shibata Renzaburou lần thứ 11 cho tác phẩm Đỉnh núi thánh. Ông là thành viên của câu lạc bộ các nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Nhật Bản.

Sinh năm 1951 tại Odawara, Kanagawa, là nhà văn phiêu lưu và khoa học viễn tưởng Nhật Bản. Sau khi ra mắt văn đàn năm 1977, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng. Năm 1989 ông nhận được giải thưởng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Nhật Bản cho tiểu thuyết Sư tử ăn trăng khuyết, tới năm 1998 thì được trao giải Shibata Renzaburou lần thứ 11 cho tác phẩm Đỉnh núi thánh. Ông là thành viên của câu lạc bộ các nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Nhật Bản.

Bộ tiểu thuyết Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đường từng được đạo diễn Trần Khải Ca của Trung Quốc chuyển thể thành phim điện ảnh Yêu miêu truyện năm 2017.
Ngoài ra nhiều tác phẩm khác của ông cũng được chuyển thể thành phim.
Năm 2001: Âm Dương Sư (Toho sản xuất)
Đạo diễn: Takita Yojiro / Diễn viên: Nomura Mansai, Sanada Hiroyuki, Ito Hideaki, Koizumi Kyoko,
Năm 2003: Âm Dương Sư 2 (Toho sản xuất)
Đạo diễn: Takita Yojiro / Diễn viên: Nomura Mansai, Ito Hideaki, Nakai Kiichi, Fukada Kyoko,
Năm 2007: Thanh gươm của hoàng đế (Toei sản xuất)
Đạo diễn: Tsutsumi Yukihiko / Diễn viên: Abe Hiroshi, Hasegawa Kyoko, Miyato Kankuro,
Năm 2016: Everest: Đỉnh núi của thần (Toho sản xuất)
Đạo diễn: Hirayama Hideyuki / Diễn viên: Okada Junichi , Abe Hiroshi , Ono Machiko,

Các tác phẩm tiêu biểu:
Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đường (4 tập)
Âm Dương Sư
Thợ săn quỷ
Sư tử ăn trăng khuyết


CÁC NHÂN VẬT CHÍNH

Từ đời Đức Tông hoàng đế đến đời Thuận Tông hoàng đế:

Không Hải (âm Nhật là Kukai): Vị tăng trẻ sang Đường tìm học Mật

Quất Dật Thế (âm Nhật là Tachibana-no-Hayanari): Nho sinh Nhật Bản tới Trường An theo đoàn thuyền Khiển Đường sứ. Bạn thân Không Hải.

Đan Ông: Vị đạo sĩ luôn giúp rập và thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh Không Hải.

Lưu Vân Tiêu: Chức dịch Trường An, bị yêu miêu ám trong nhà và cướp mất người vợ yêu.

Từ Văn Cường: Chủ nhân của cánh đồng trồng bông, nơi xảy ra vụ án có tiếng thì thầm bí ẩn.

Trương Ngạn Cao: Chức dịch Trường An, người quen của Từ Văn Cường.

Đại Hầu: Gã hộ pháp sinh ra ở Thiên Trúc.

Ngọc Liên: Kỹ nữ của Hồ Ngọc Lâu.

Lệ Hương: Kỹ nữ của Nhã Phong Lâu.

Mohammed: Thương nhân người Ba Tư, có ba cô con gái là Trisnai, Tursungri, Griteken.

Huệ Quả: Vị hòa thượng của Thanh Long Tự.

Phụng Minh: Tăng môn của Thanh Long Tự. Người Tây Tạng.

An Tát Bảo: Người coi giữ đền thờ Hiên giáo.

Bạch Lạc Thiên: Một thi nhân lớn về sau. Đang ấp ủ bản trường ca về mối tình của Đường Huyền Tông và Dương quý phi.

Vương Thúc Văn: Tể tướng dưới thời Thuận Tông hoàng đế.

Liễu Tông Nguyên: Kẻ thân cận của Vương Thúc Văn. Văn nhân tiêu biểu thời kỳ trung Đường.

Hàn Dũ: Đồng liêu của Liễu Tông Nguyên. Cũng là một văn nhân tiêu biểu thời kỳ trung Đường.

Tử Anh: Bộ hạ của Liễu Tông Nguyên.

Xích: Bộ hạ của Liễu Tông Nguyên.

Chu Minh Đức: Phương sĩ. Thủ hạ của Druj.

Druj*: Karapan (một kiểu pháp sư ở Ba Tư).

Đời Huyền Tông hoàng đế

A Bội Trọng Ma Lữ (âm Nhật là Abe-no-Nakamaro): Sang Đường vào đời Huyền Tông, sống ở Đường đến hết đời. Tên Trung Quốc là Triều Hành.

Lý Bạch: Thi nhân tiêu biểu đời Đường. Được Huyền Tông sủng ái, nhưng về sau thì thất sủng.

Huyền Tông: Hoàng đế nhà Đường. Mê đắm thiếp yêu là Dương quý phi.

Dương quý phi: Thiếp yêu của Huyền Tông. Nhận được tất cả sự sủng ái của Huyền Tông, song đã phải chịu cái chết thê thảm bởi Loạn An Sử.

An Lộc Sơn: Tướng nhà Đường. Được Quý phi yêu mến và nhận làm con nuôi, nhưng về sau làm phản và đuổi bọn Huyền Tông chạy khỏi Trường An.

Cao Lực Sĩ: Hoạn quan hầu cận của Huyền Tồng.

Hoàng Hạc: Đạo sĩ người Hồ. Kẻ đã hiến một kế về việc xử tử Dương quý phi.

Đan Long: Đệ tử của Hoàng Hạc.

Bạch Long: Đệ tử của Hoàng Hạc.

Bất Không: Mật giáo tăng.


Câu chuyện của Bất Không Tam Tạng.

Tôi sinh ra ở miền đất phía Bắc Thiên Trúc, có cha là Người Bà La Môn, mẹ là Người Khang Cư*.

Tôi theo mẹ sang Đại Đường từ khi còn nhỏ. Chúng tôi vượt qua một vài quốc gia sa mạc, nhiều con sông và đến được đất nước này năm tôi lên mười tuổi.

Tôi và mẹ ở lại Đôn Hoàng chừng ba tháng, lần đầu tiên tôi gặp Hoàng Hạc chính là ở Đôn Hoàng.

Như ngài cũng biết, Đôn Hoàng là nơi giáp ranh giữa Đại Đường và nước Hồ, bóng dáng Người Hồ ở đây còn nhiều hơn cả Trường An.

Ra chợ sẽ thấy bán rất nhiều món hàng của Hồ như thảm, bình lọ, quần áo. Bản thân là Người Thiên Trúc nên tôi cảm thấy tò mò với Người Đường và cảnh vật của nước Đường hơn là những món đồ mà Người Hồ buôn sang, nhưng tôi sẽ không nói kỹ về chuyện này.

Ở chợ, ngoài hàng hóa còn có rất nhiều người diễn trò đường phố để kiếm tiền.

Người nuốt lửa.

Người nuốt kiếm.

Người diễn trò ảo thuật.

Người nhảy múa.

Người bắt khỉ diễn trò để xin tiền.

Người gảy nguyệt cầm năm dây và hát.

Người Hồ có, người Đường có, chợ ở Đôn Hoàng là nơi kiếm tiền của những kẻ diễn trò đường phố ấy.

Trong những kẻ diễn trò đường phố ấy có hai người: một chàng trai suýt soát ba mươi tuổi và một cô gái vừa qua tuổi hai mươi.

Tôi ra chợ một mình và bắt gặp hai người ấy. Ban đầu tôi thấy có một đám đông hơn những chỗ khác, tò mò, tôi lách qua chân mọi người để lên phía trước thì thấy họ.

Hai người đứng xây lưng về phía một cây hòe và quay mặt về phía đám đông.

Có thể nhận ngay ra họ là người Hồ, nhờ màu mắt, màu da và sống mũi cao.

Đó đều là những đặc trưng của người Hồ. Y phục trên mình, đôi giày cao cổ họ mang cũng là của người Hồ.

Tôi nhớ rõ đến vậy là vì họ đang diễn một trò đáng sợ.

Đầu tiên, chàng trai chào khán giả, cùng lúc đó cô gái đứng tựa lưng vào cây hòe. Thế rồi chàng trai lấy trong bọc áo ra mấy con dao găm.

Tất cả là ba con.

Chàng trai vừa mỉm cười vừa ném con dao găm đi bằng một động tác dứt khoát.

Có nhiều tiếng thét lên từ đám đông đứng xem.

Con dao găm rời khỏi tay chàng trai, cắm phập vào gốc cây ngay sát má trái của cô gái.

Con dao găm tiếp theo cắm phập vào gốc cây ngay sát má phải của cô gái.

Nếu chỉ trượt tay một li thôi thì con dao có thể sẽ cắm thẳng vào mặt cô gái.

Khi diễn những trò như vậy, đa phần người diễn đều biểu lộ một nụ cười trên gương mặt, nhưng những nụ cười ấy thường chỉ là vẻ bề ngoài nên hầu hết đều gượng gạo.

Tuy nhiên, nụ cười của chàng trai và cô gái này, thật không thể miêu tả nổi, như thể tỏ ra cực kỳ thích thú với việc họ đang làm.

Trong tư thế bị kẹp bởi hai con dao găm bên hai má, cô gái cử động tay phải, lấy từ bọc áo ra một trái lê.

Chắc hẳn lúc ấy ai cũng nghĩ rằng cô sẽ đặt nó lên đỉnh đầu. Phi con dao găm cho xuyên qua trái lê trên đỉnh đầu cô gái là một màn cao trào.

Nhưng cô gái không đặt nó lên đỉnh đầu, mà xem kìa, cô ngậm nó ở trong miệng. Sau đó chàng trai cầm lấy lưỡi dao, chuẩn bị tư thế. Nghĩa là, anh ta sẽ phi con dao găm về phía quả lê trong miệng cô gái.

Thật không thể tin được.

Cứ cho là chệch sang hai bên thì không sao, nhưng nếu chệch lên trên hoặc xuống dưới, con dao sẽ găm vào mặt hoặc họng cô.

Tay nghề của chàng trai thì như đã thể hiện, dẫu có lệch cũng chỉ lệch đi chút ít, chứ chắc chắn không thể chệch hẳn lên phần nửa trên mặt cô gái được.

Vì vậy, trường hợp đáng sợ nhất là, mặc dù con dao trúng vào trái lê, nhưng nó lại xuyên qua trái lê vào thẳng cổ họng cô gái.

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ những tiếng rú to từ trong đám đông đứng xem lúc chàng trai ném con dao đi. Chàng trai ra tay nhanh tới nỗi có thể nghe thấy tiếng xé gió, nhưng con dao lại không bay nhanh như động tác của cánh tay. Nó không bay thẳng, mà vẽ thành một đường cầu vồng trong không trung, lao chéo từ trên xuống và cắm phập vào quả lê trong miệng cô gái.

Đám người đứng xem nhốn nháo hết cả lên. Kẻ thì hú hét, kẻ thì vỗ tay, kẻ thì tung tiền.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi cũng thấy bội phần kinh ngạc.

Hơn nữa, khi cô gái cầm lấy trái lê và đưa cho mọi người xem thì mũi dao chỉ thò mớm ra khỏi trái lê chút đỉnh, không đủ để gây thương tích cho vòm miệng cô. Cô gái rút con dao ra và ném trả chàng trai. Chàng trai bắt lấy con dao trong không trung, rồi lại đứng vào tư thế.

Đám đông đứng xem đổ dồn ánh mắt về phía họ: tiếp theo là trò gì đây? Hành động của cô gái sau đó còn đáng kinh ngạc hơn nữa. Cô áp trái lê lên trán mình.

Thật không thể tin nổi.

Ở vị trí này, dù mũi dao trúng vào trái lê với một lực vừa phải như ban nãy thì cô gái cũng sẽ không tránh khỏi bị thương. Mũi dao dẫu chỉ xuyên qua chút đỉnh, song lần này không phải là trong khoang miệng rỗng, nên phần xuyên qua ấy có thể găm vào trán khiến cô bị thương, thậm chí còn giết chết cô.

Sự nhốn nháo của đám đông lắng xuống một cách nhanh chóng.

Như chỉ chờ có vậy, chàng trai liền ném con dao đi. Nhưng anh ta không làm động tác ra tay nhanh như ban nãy nữa, mà chỉ chu môi bật khẽ một tiếng gió lúc ném dao.

Mời các bạn đón đọc Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 4 của tác giả Baku Yumemakura & Uyên Thiểm (dịch).

 FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Từ lá thư mà A Bội Trọng Ma Lữ để lại, nhóm Không Hải biết được một sự thật. Đó là, khi hoàng đế Huyền Tông buộc phải xử tử…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose