Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app

Giới thiệu ebook

Ngược dòng thời gian với khối lượng gần ba mươi tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Chàng đi theo nuớc, Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Người thù mặt trời, Chế Bồng Nga, Đỉnh Non Thần, Chàng áo xanh, Bóng cờ trắng trong sương mù, Tiếng khóc trong sương, Cánh buồm thoát tục, Việt Nam- Ngươi đi đâu ?; Cưỡi đầu voi dữ, Treo bức chiến bào, Trong cơn binh lửa, Ái tình và sự nghiệp, Thành bại với anh hùng, Tình ngoài muôn dặm; Theo lớp mây đưa, Rỡn sóng Bạch đằng, Sầu lên ngọn ải, Trăng nước Hồ Tây, Gửi cái xuân tàn, Giấc mơ bạo chúa v.v… được sáng tác từ 1932- 1942, cho thấy, Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỉ XX. Đương thời các cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… viết tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện “đầy đủ” các sự kiện và “nguyên mẫu” nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Lan Khai lại có hướng đi riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông được nhìn qua lăng kính của một nhà cách tân tiểu thuyết. Do vậy, muốn khám phá tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, cần tìm hiểu ý thức nghệ thuật đương thời của nhà văn.

***

CŨNG như mọi buổi sớm ; Lê dậy khi bà mẹ còn ngủ kỹ, Lê nhắc tấm phên che cửa bước ra sân ; một vẻ bỡ-ngỡ thoáng qua trên gương mặt thơ ngây mơn-mởn. Lê hít mạnh làn gió thơm đưa từ xa lại những tiếng chim rừng ; cặp mắt hung-hung trong suốt mở to, như thu lấy cảnh sắc rực-rỡ…

Quanh chỗ Lê đứng, hoa mua tím đỏ, hoa bướm trắng phau, hoa kèn vàng rực hớn-hở đua cười. Dải mây vàng tha-thướt kéo ngang nền trời biếc. Bát ngát dưới chân gò, đồng ruộng phơi màu cỏ non xanh ướt. Xa xa, tít đằng xa, núi Dùm vẫn như ngái ngủ trong bức màn sương.

Lê ngây người nhìn cảnh đẹp nhưng, chỉ giây lát, lại quên ngay. Cô gái quê ấy không biết cái thú mơ-màng trước sự vật. Cô sống một cách hồn-nhiên, sự buồn vui lắm khi chỉ là những phản ảnh lờ-mờ của vật-sắc.

Lê vấn lại mớ tóc buông xõa sau lưng, đen như một đêm hạ tuần. Đoạn, quay vào góc sân bên hữu, Lê tháo văng cho đàn trâu ra ngoài. Lê cử-động dịu-dàng mà nhanh-nhẹn. Khổ người giong-giỏng cao, gọn gàng trong mảnh áo chàm. Ống chân tròn ; hai bàn chân nhỏ và trắng.

Lê tháo xong ; đàn trâu nặng-nề đen trũi xô nhau thoát khỏi gian chuồng chật hẹp. Những cặp mắt lì-lì dại dột bỗng tinh lanh, sáng quắc.

Lê nhảy ngồi chễm-chệ giữa lưng con vật đầu đàn, vớ mẩu thừng khẽ vụt : « Đi ! »

Đàn trâu ầm-ạc kéo nhau xuống ruộng.

…Một giọng hát cất lên, văng-vẳng giữa nội cỏ ngàn hoa.

***

TRÊN mảnh ruộng chênh-chếch bên sườn đồi, một chàng tuổi trẻ vạm vỡ, mình trần, nước da bánh mật, đang chăm-chỉ theo trâu. Chàng ta vừa lái đốc cày vừa luôn miệng giục : « Đi ! vặt ! riệt !… » Lưỡi cày sáng nhoáng phăng phăng rạch mặt đất phủ cỏ non. Đó đây, ánh nắng nhạt xuyên kẽ mây thưa in xuống cảnh vật những dấu vàng loang-lổ. Bỗng, chàng tuổi trẻ họ trâu, ngẩn mặt lắng nghe… Giọng hát quen quen từ xa vẳng lại.

Chàng tuổi trẻ nhìn quanh ; cặp mắt mơ-mộng, hơi thở hồi-hộp…Chàng ngơ-ngẩn tìm xem ai hát thì, ngay lúc ấy, trên đỉnh gò cao, Lê, ngồi giữa lưng trâu, cũng đang yên lặng nhìn chàng. Bóng người và vật in lên nền mây vàng dịu một bức tranh đơn giản. Sự xuất hiện ấy gieo vào tâm hồn chàng tuổi trẻ những cảm-giác say-sưa khó tả.

Con trâu Lê cưỡi đủng-đỉnh lại gần. Lê bỡn cợt :

– Mặt trời cao lắm rồi, anh vừa làm vừa nghênh thế không sợ hết buổi à ?

Chàng tuổi trẻ lúng túng đáp :

– Vì cô hát hay quá nên tôi phải dừng trâu lắng nghe. Tính tôi xưa nay có lơ đễnh bao giờ !

– Anh chỉ tài nghề chống chế !

– Không, tôi nói thực đấy ! Cô tốt giọng nhất làng.

Lê cúi đầu, bẽn lẽn. Con trâu đủng đỉnh bước đi ; trong khoảng lặng-lẽ mơ-màng, tiếng Lê lại bắt đầu ngân nga…

Mời các bạn đón đọc Chàng Đi Theo Nước của tác giả Lan Khai.

Download ebook


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app Giới thiệu ebook Tweet! Ngược dòng thời gian với khối lượng gần ba mươi tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn, Chiếc…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose