Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app

Giới thiệu ebook

Trong công cuộc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới, đất nước nhỏ bé Israel đã đóng một vai trò vô cùng to lớn. Tác giả Avi Jorisch chưa từng nghĩ rằng mình sẽ xúc động đến vậy và ông bắt đầu có những linh cảm về tiềm năng của một tương lai hoàn toàn khác.
Avi Jorisch gặp Yossi Vardi, một trong những “bố già” của cuộc cách mạng công nghệ cao trên đất Israel. Vào tháng Sáu năm 2015, ông mời tác giả tham dự Kinnernet, một cuộc “ẩn dật” được tổ chức hàng năm quy tụ các doanh nhân công nghệ có công tạo ra cầu nối giữa những người Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo ở Israel và những người Palestine vùng Bờ Tây, cùng với nhiều người khác.
Bước chân vào khách sạn Saint Gabriel ở Nazareth mang đến cảm giác như bạn đang ở một quán rượu nhỏ trong phim “Chiến tranh giữa các vì sao” vậy. Người ta chơi Hacky Sack , điều khiển máy bay không người lái và nhảy ra khỏi cửa sổ với chiếc đệm khí lớn đặt sẵn bên dưới để kiểm tra tốc độ rơi của mình. Vài ngày sau đó, tác còn gặp một số bộ óc mang tầm cỡ hàng đầu không chỉ ở Israel mà còn trên toàn thế giới, đồng thời được tiếp xúc với nhiều phát minh khác của Israel. Những cuộc gặp gỡ ấy đã thôi thúc Avi tìm hiểu sâu thêm nữa nhằm khám phá ra nguyên nhân cốt lõi vì sao lại có nhiều sự đổi mới đang diễn ra trong xã hội Israel đến vậy
Vậy là Avi Jorisch bắt đầu chu du khắp đất nước. Những cuộc gặp với các doanh nhân diễn ra trong mọi tình huống: tại văn phòng làm việc, trên ghế đá công viên, và đôi lúc thậm chí cả ở nhà của họ. Avi ngồi trong phòng khách nhà Michel Revel, nghe ông kể về phương cách lạ thường mà ông đã sử dụng để tạo ra Rebif – một trong những thuốc chữa bệnh đa xơ cứng hàng đầu – bằng cách thí nghiệm với bao quy đầu của trẻ sơ sinh. Ông đã cùng ăn pizza với Bernard Bar-Natan, người phát triển loại băng cứu thương khẩn cấp (Emergency Bandage), một sản phẩm cứu sinh độc nhất vô nhị có khả năng ngay lập tức kiểm soát sự chảy máu ồ ạt và ngăn ngừa viêm nhiễm trong những trường hợp chấn thương. Ông đi tới vùng phía bắc Israel để gặp Amit Goffer, người đã tạo ra một bộ khung xương trợ lực cho phép những người bị liệt hai chân có thể bước đi. Còn Shlomo Navarro đã đưa tác giả – cùng chú chó to đùng của anh – vào văn phòng làm việc nơi tầng hầm để giải thích quá trình thai nghén ý tưởng về Kén ngũ cốc (Grain Cocoon), một chiếc túi thần kỳ đang giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi nạn đói trên thế giới nhờ tính năng trữ ngũ cốc và diệt sâu bọ mà không cần viện tới những loại thuốc trừ sâu độc hại.
Càng gặp gỡ nhiều người, tác giả càng nghiệm ra một điều: cuộc sống của những nhà đổi mới này đã vượt lên trên cả nỗi kinh hoàng của chiến tranh, mang tới sự lạc quan và niềm hy vọng. Không sờn lòng trước bom đạn, họ đang phát minh ra những thiết bị với mong mỏi biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.
Avi Jorisch cũng nhân cơ hội này để vượt qua Lằn Ranh Xanh – biên giới được tạo nên sau hiệp định đình chiến năm 1949 giữa Israel và các nước Ả Rập lân cận. Ở đó, ông được biết về toàn bộ bức tranh khởi nghiệp trong các vùng lãnh thổ của Palestine. Nhân dân Israel và Palestine đang phải vật lộn với sự tranh chấp đất đai, quyền sử dụng nước, người tị nạn, và hàng loạt những vấn đề nan giải; chẳng mấy người dám nuôi bất cứ ảo mộng nào về hòa bình. Tuy nhiên, trong số những doanh nhân mà tác giả từng trò chuyện, vẫn có nhiều người tin tưởng rằng sự đổi mới sẽ có tác dụng như một cầu nối mang đến tiếng nói chung giữa hai dân tộc từng đối đầu nhau qua nhiều thế hệ.
Nếu chỉ nghe thoáng qua tin tức thời sự, bạn có thể sẽ cho rằng cuộc sống ở Israel chỉ nhuốm một màu bạo lực – chiến tranh, những vụ đánh bom liều chết, đâm chém và tấn công bằng xe hơi. Cả đất nước đúng là đang phải gánh chịu sự hỗn loạn. Nhưng bên cạnh đó còn một đất nước Israel khác. Nếu bạn nhìn vào danh sách mười vấn đề hàng đầu mà thế giới đang phải đối mặt, thì nhất định sẽ có ai đó đến từ Israel đang tìm cách giải quyết chúng.

***

PHẢI CÓ SỰ SÁNG

Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.

– – Kinh Thánh | Isaiah 49:6

Đang ì ạch lái xe trên con đường ở ngoại ô Jerusalem, tôi nghe thấy báo động đỏ rộ lên qua radio. Quay lại nhìn đứa con chưa đầy ba tuổi đang say ngủ trên chiếc ghế ô-tô trẻ em, tôi cảm thấy nỗi sợ lan ra khắp tứ chi. Đó là ngày 8 tháng Bảy năm 2014 và tôi vừa đi qua một trạm kiểm tra an ninh. Trong nhiều tuần qua, đề tài duy nhất được nhắc tới trong các cuộc bàn luận của người dân, không gì khác chính là mối nguy về một cuộc chiến tranh với Hamas1 đang treo lơ lửng trên đầu. Trước đó, Israel vừa mới phát động một chiến dịch quân sự trên dải Gaza nhằm vào các chiến binh Hồi giáo.

Trong nhiều năm, với hiến chương kêu gọi “xóa sổ” Israel để thay thế bằng một nền chính trị thần quyền2 Hồi giáo, Hamas đã sử dụng các đường hầm dưới lòng đất nhằm lén lút vận chuyển vũ khí và nguyên vật liệu về từ Ai Cập. Khoảng 6 rưỡi chiều, tôi về tới con phố yên tĩnh rợp bóng cây nhà mình rồi cho con trai Oren đi ngủ. Và chờ đợi. Đúng như dự đoán, tiếng còi báo động vang lên rền rĩ. Trước đó, phía Hamas đã bắt đầu phóng tên lửa xuyên qua biên giới. Trong đêm đầu tiên của cuộc chiến ấy, nhóm vũ trang này đã bắn một loạt tên lửa tầm xa M75 về phía hai thành phố lớn là Tel Aviv và Jerusalem, vốn được nhiều người cho là nằm ngoài tầm bắn. Khi bế con chạy bốn tầng cầu thang xuống hầm tránh bom, tôi có thể cảm nhận nỗi khiếp sợ của thằng bé, đồng thời mường tượng ra sự khiếp đảm mà những đứa trẻ khác ở Israel và Gaza cũng đang phải trải qua. Vài phút sau, chúng tôi nghe thấy hai tiếng “thịch” lớn nên biết rằng đã an toàn và có thể quay trở lên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel đã đánh chặn thành công tên lửa của Hamas.

Trong bảy tuần sau đó, kịch bản này lại tiếp diễn nhiều lần và tiếng còi báo động vẫn tiếp tục vang lên rền rĩ.

Dẫu nỗi sợ vẫn luôn hiện hữu, nhưng gia đình tôi, cũng như toàn thể nhân dân Israel đều cảm thấy thoải mái khi được Vòm Sắt bảo vệ. Phát minh này khiến tôi rất ấn tượng. Nó đã tránh cho Israel không bị sa vào thảm cảnh giết chóc và hỗn loạn đang nhấn chìm toàn bộ khu vực Trung Đông. Vào thời điểm đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang giành được quyền kiểm soát nhiều dải lãnh thổ lớn ở Iraq và Syria, hãm hiếp và sát hại vô số “người ngoại đạo”; chính quyền Assad3 tàn sát người dân của chính mình bằng những quả bom thùng và vũ khí hóa học, cùng với đó hàng triệu người tị nạn ồ ạt tràn qua biên giới và tiến vào các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon; còn ở Ai Cập, các chiến binh Hồi giáo tiến hành một cuộc nổi dậy đẫm máu trên bán đảo Sinai.

Đó là một thảm cảnh tuyệt vọng. Tôi đã lớn lên với suy nghĩ rằng thế hệ của mình sẽ được nhìn thấy hòa bình ở Trung Đông. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tiếp tục học về lịch sử Hồi giáo và Ả Rập, rồi chuyển tới sống ở Cairo và chu du khắp vùng Trung Đông với hy vọng sẽ được chứng kiến một sự chuyển biến bền lâu. Thế nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn luôn bị bạo lực quấy nhiễu tưởng như không có hồi kết.

Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2014, có một điều khác đã xảy ra. Sau này, tôi được biết rằng Vòm Sắt không phải là phát kiến cứu sinh duy nhất của Israel. Và cũng rất tình cờ, tôi bắt đầu để tâm tới những sáng kiến khác ở xung quanh mình vốn đang bồi đắp một thế giới tử tế và ôn hòa hơn. Sau mỗi biến cố – dù cho đó là một quả tên lửa vùn vụt lao xuống, một tai nạn giao thông, hay một cơn đau tim – gần như ngay lập tức, một người ứng phó khẩn cấp sẽ xuất hiện trên chiếc xe mô-tô cứu thương, được huy động đến nhờ một ứng dụng tương tự như Uber trên điện thoại thông minh. Người làm vườn của tôi ở Jerusalem đã chỉ cho tôi thấy một thiết bị tưới nhỏ giọt đặc biệt mà ông đang sử dụng. Sau này tôi biết được đó cũng là thiết bị nông dân trên toàn thế giới đang sử dụng để bảo tồn nguồn nước, một trong những tài nguyên quan trọng nhất của chúng ta, nuôi sống toàn bộ dân số thế giới đang ngày một gia tăng. Một đồng nghiệp của tôi bị chẩn đoán mắc chứng Parkinson và bắt đầu trải qua quá trình kích thích não sâu để chữa trị, và tôi được biết rằng thiết bị sử dụng để điều trị cho anh là do Imad và Reem Younis, một cặp vợ chồng người Ả Rập đến từ thành Nazareth thiết kế. Phát kiến của họ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phẫu thuật não – thông qua một hệ thống định vị cho phép bác sĩ phẫu thuật có thể chèn thiết bị điện cực vào phần não bị ảnh hưởng một cách chính xác, nhằm điều trị tất cả các loại rối loạn về cử động và tâm thần.

Những câu chuyện ấy giống như tia hy vọng mong manh xuyên qua màn đêm mà tôi cảm thấy như đang bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông. Tôi muốn kết nối với lĩnh vực đầy cảm hứng này của Israel. Và tôi bắt đầu thực sự để tâm tìm kiếm những nhà đổi mới xã hội đang nỗ lực giải quyết những thách thức – dù lớn hay nhỏ – nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ người trên khắp thế giới.

Giống như đông đảo mọi người, tôi cũng biết tới thành tích cải tiến phi thường của Israel và đã đọc Quốc gia khởi nghiệp (Start-Up Nation), một cuốn sách tuyệt vời về cách thức đạt tới những thành công trong nền kinh tế Israel của Dan Senor và Saul Singer. Song lúc đó, tôi vẫn chưa nhận thấy rằng tầm ảnh hưởng của tinh thần cải tiến Israel đã vượt ra ngoài biên giới của đất nước này để hướng tới giải quyết một số vấn đề xã hội bức thiết nhất của thế giới. Tôi nhanh chóng hiểu rằng vai trò của Israel còn mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với danh hiệu “quốc gia khởi nghiệp”. Trong công cuộc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới, đất nước nhỏ bé này lại đóng một vai trò vô cùng to lớn. Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ xúc động đến vậy.

Và tôi bắt đầu linh cảm về tiềm năng của một tương lai hoàn toàn khác.

Cuối cùng, tôi gặp Yossi Vardi, một trong những “bố già” của cuộc cách mạng công nghệ cao trên đất Israel. Vào tháng Sáu năm 2015, ông mời tôi tham dự Kinnernet, một cuộc “ẩn dật” được tổ chức hàng năm quy tụ các doanh nhân công nghệ có công tạo ra cầu nối giữa những người Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo ở Israel và những người Palestine vùng Bờ Tây, cùng với nhiều người khác. Không biết tại sao, tôi đã nhận lời.

Bước chân vào khách sạn Saint Gabriel ở Nazareth mang đến cảm giác như bạn đang ở một quán rượu nhỏ trong phim Chiến tranh giữa các vì saovậy. Người ta chơi Hacky Sack4, điều khiển máy bay không người lái và nhảy ra khỏi cửa sổ với chiếc đệm khí lớn đặt sẵn bên dưới để kiểm tra tốc độ rơi của mình.

Trong bầu không khí ấy, có gặp Jabba the Hutt5 ở đây tôi cũng sẽ chẳng lấy làm bất ngờ. Vài ngày sau đó, tôi còn gặp một số bộ óc mang tầm cỡ hàng đầu không chỉ ở Israel mà còn trên toàn thế giới, đồng thời được tiếp xúc với nhiều phát minh khác của Israel. Những cuộc gặp gỡ ấy đã thôi thúc tôi tìm hiểu sâu thêm nữa nhằm khám phá ra nguyên nhân cốt lõi vì sao lại có nhiều sự đổi mới đang diễn ra trong xã hội Israel đến vậy.

Vậy là tôi bắt đầu chu du khắp đất nước. Những cuộc gặp với các doanh nhân diễn ra trong mọi tình huống: tại văn phòng làm việc, trên ghế đá công viên, và đôi lúc thậm chí cả ở nhà của họ. Tôi ngồi trong phòng khách nhà Michel Revel, nghe ông kể về phương cách lạ thường mà ông đã sử dụng để tạo ra Rebif – một trong những thuốc chữa bệnh đa xơ cứng hàng đầu – bằng cách thí nghiệm với bao quy đầu của trẻ sơ sinh. Tôi đã cùng ăn pizza với Bernard Bar-Natan, người phát triển loại băng cứu thương khẩn cấp (Emergency Bandage), một sản phẩm cứu sinh độc nhất vô nhị có khả năng ngay lập tức kiểm soát sự chảy máu ồ ạt và ngăn ngừa viêm nhiễm trong những trường hợp chấn thương. Tôi đi tới vùng phía bắc Israel để gặp Amit Goffer, người đã tạo ra một bộ khung xương trợ lực cho phép những người bị liệt hai chân có thể bước đi. Còn Shlomo Navarro đã đưa tôi – cùng chú chó to đùng của anh – vào văn phòng làm việc nơi tầng hầm để giải thích quá trình thai nghén ý tưởng về Kén ngũ cốc (Grain Cocoon), một chiếc túi thần kỳ đang giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi nạn đói trên thế giới nhờ tính năng trữ ngũ cốc và diệt sâu bọ mà không cần viện tới những loại thuốc trừ sâu độc hại.

Càng gặp gỡ nhiều người, tôi càng nghiệm ra một điều: cuộc sống của những nhà đổi mới này đã vượt lên trên cả nỗi kinh hoàng của chiến tranh, mang tới sự lạc quan và niềm hy vọng. Không sờn lòng trước bom đạn, họ đang phát minh ra những thiết bị với mong mỏi biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Tôi cũng nhân cơ hội này để vượt qua Lằn Ranh Xanh – biên giới được tạo nên sau hiệp định đình chiến năm 1949 giữa Israel và các nước Ả Rập lân cận. Ở đó, tôi được biết về toàn bộ bức tranh khởi nghiệp trong các vùng lãnh thổ của Palestine. Nhân dân Israel và Palestine đang phải vật lộn với sự tranh chấp đất đai, quyền sử dụng nước, người tị nạn, và hàng loạt những vấn đề nan giải; chẳng mấy người dám nuôi bất cứ ảo mộng nào về hòa bình. Tuy nhiên, trong số những doanh nhân mà tôi từng trò chuyện, vẫn có nhiều người tin tưởng rằng sự đổi mới sẽ có tác dụng như một cầu nối mang đến tiếng nói chung giữa hai dân tộc từng đối đầu nhau qua nhiều thế hệ.

Nếu chỉ nghe thoáng qua tin tức thời sự, bạn có thể sẽ cho rằng cuộc sống ở Israel chỉ nhuốm một màu bạo lực – chiến tranh, những vụ đánh bom liều chết, đâm chém và tấn công bằng xe hơi. Cả đất nước đúng là đang phải gánh chịu sự hỗn loạn. Nhưng bên cạnh đó còn một đất nước Israel khác. Nếu bạn nhìn vào danh sách mười vấn đề hàng đầu mà thế giới đang phải đối mặt, thì nhất định sẽ có ai đó đến từ Israel đang tìm cách giải quyết chúng.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà văn người Anh G.K. Chesterton đã viết rằng Mỹ “là đất nước mang linh hồn của một nhà thờ”. Câu này dường như mang hàm ý “tính Mỹ” đã tạo nên một thứ tôn giáo của riêng đất nước này. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia với tín ngưỡng, hệ niềm tin và những cuốn thánh kinh riêng – đó chính là Hiến pháp và bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ – cùng với niềm tin bền vững về giấc mơ Mỹ. Còn Israel, tôi tin rằng đây là một quốc gia mang linh hồn của một hội đường, nơi truyền thống tiên tri của người Do Thái – dù vô tình hay hữu ý – đã tạo nên cả một văn hóa đổi mới đáng kinh ngạc, phần lớn được tiến hành nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất của thế giới.

Theo truyền thống Do Thái giáo, khi ‘Thiên Chúa sáng tạo trời đất, Người đã ban hơi thở của mình để tạo nên những điều kỳ diệu cho thế giới. Và khi Chúa phán: “Phải có sự sáng”, Người liền đưa xuống Trái đất mười chiếc bình với hào quang rực rỡ để thắp sáng bóng tối mà Người tạo ra. Giá như những chiếc bình ấy vẫn được giữ nguyên vẹn thì thế giới này sẽ là một nơi hoàn hảo. Nhưng quyền năng của Chúa lại quá mạnh mẽ khiến chúng vỡ tan và các đốm sáng phân tán ra khắp nhân gian. Trong số đó, một phần lớn đã rơi xuống vùng lãnh thổ Israel. Và như Do Thái giáo lập luận, với tư cách con người, mục đích của chúng ta là phải gom nhặt được càng nhiều càng tốt những tia sáng đó để khôi phục những chiếc bình của Chúa và biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Nhưng chúng ta làm việc đó bằng cách nào? Với nhiều người Do Thái trên khắp thế giới, họ thực hiện điều này bằng cách làm thật nhiều việc tốt, quyên góp từ thiện và bảo vệ môi trường. Còn một bộ phận lớn người dân Israel thì ngày càng tin rằng mục tiêu ấy có thể đạt được bằng cách sử dụng công nghệ và cải tiến để sửa chữa thế giới. Nếu người bị liệt có thể bước đi trở lại, có lẽ sẽ không còn ai phải ngồi xe lăn. Nếu một người đang đói có miếng ăn thì chúng ta có thể giải quyết nạn đói trên toàn thế giới.

Cuốn sách này sẽ giới thiệu và phân tích những điều Israel đang thực hiện ngay lúc này đây nhằm cải tạo thế giới và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của đất nước này. Độc giả cũng sẽ được gợi ý về những tiềm năng của Israel trong tương lai. Một đất nước đang phải đối phó với hiện trạng như vậy mà có thể đóng góp nhiều đến thế cho thế giới, thì thử tưởng tượng Israel có thể tiến xa tới đâu nếu không bị mắc kẹt trong chiến tranh và thường xuyên phải chiến đấu để tự vệ và bảo toàn lãnh thổ.

Không một áng văn nào có thể vẽ nên bức tranh toàn vẹn về Nhà nước Israel. Tuy nhiên, điều chắc chắn là đất nước này đang có những nhà đổi mới phi thường kết nối với nhau không phải bởi tôn giáo, tiền bạc hay địa vị, mà vì có chung lòng khao khát “cứu độ chúng sinh” và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Những ai ủng hộ tự do, hòa bình và công bằng xã hội nên sát cánh bên những con người ấy – và rất nhiều người khác chưa được đưa ra trong cuốn sách này – nhằm nỗ lực cải tạo thế giới chung. Nhiều phép màu đã xảy ra trong Kinh Thánh, nhưng cuốn sách này còn chứng minh rằng cho tới ngày nay, bất cứ khi nào ai đó giúp một người tưởng như không còn hy vọng thay đổi cuộc sống, thì phép màu vẫn hiển hiện. Đi tìm những phép màu thời hiện đại là khát vọng chung của toàn thế giới, không phân biệt truyền thống tôn giáo. Đó cũng là mong ước ngày một sâu sắc hơn của Israel, đất nước nhỏ bé nằm bên bờ Địa Trung Hải.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cuốn sách viết về nền công nghệ của Israel gây trầm trồ thán phục. Cuốn Start-Up Nation (Quốc gia khởi nghiệp) mang đến cho độc giả cái nhìn mới về Israel và những phép màu kinh tế đang diễn ra tại đây. Là một nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên với dân số ít ỏi và đầy rẫy kẻ thù, song Israel vẫn “xoay chuyển tình thế” để cho ra một số lượng công ty khởi nghiệp còn nhiều hơn các nước Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh cộng lại. Ngoài Bắc Mỹ, Israel là đất nước có số lượng công ty lớn nhất niêm yết trên NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Và trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lượng vốn đầu tư mạo hiểm của quốc gia này cũng ở mức cao nhất nếu xét theo tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội. Cuốn Let There Be Water (Con đường thoát hạn) của Seth Siegel là một bản mô tả đầy cuốn hút con đường trở thành một “cường quốc về nước”của Israel, bất chấp thực tế hơn một nửa lãnh thổ quốc gia này là sa mạc. Tiếp đến là cuốn Weapon Wizards (tạm dịch: Những tay phù thủy vũ trang) của Yaakov Katz và Amir Bohbot đưa người đọc đi “tham quan” hệ thống vũ trang hệt như của James Bond mà Israel đã phát triển trong suốt 70 năm qua. Mỗi cuốn sách kể trên đi sâu vào một khía cạnh riêng biệt của nền công nghệ Israel.

Còn Israel – Mảnh đất của những phát minh vì con người đặc tả những dự án kinh doanh mạo hiểm tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, nước, và quốc phòng. Tuy nhiên, toàn bộ tâm ý của cuốn sách này vẫn xoay quanh tác động trên phạm vi toàn cầu của các phát kiến và những con người sáng tạo ra chúng. Cuốn sách là một câu chuyện tổng hợp nhằm giải thích vì sao những sáng kiến của người Israel đang khiến cho cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới trở nên tốt đẹp hơn và họ đã vận dụng óc sáng tạo của mình như thế nào để giúp mang cái ăn tới cho người đói, cứu chữa người ốm đau và chốn nương tựa cho người vô gia cư. Bên cạnh đó, những nhà hoạch định chính sách, nhà làm luật, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, những ông chủ ngân hàng, nhân viên cứu tế, và những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực, trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những thách thức – dù lớn hay nhỏ – tất cả đều nên suy ngẫm về Israel. Họ hoặc sẽ tìm ra được những câu trả lời đang sẵn có hoặc tự mình sáng tạo ra giải pháp mới.

Một điều cũng rất quan trọng là khi các quốc gia trên khắp thế giới cố gắng giải mã công thức “nước sốt bí mật” làm nên sự cải tiến của Israel để áp dụng cho nhân dân và nền kinh tế của nước mình, họ nên lấy những tinh túy trong văn hóa Israel làm nền tảng.

Israel – Mảnh đất của những phát minh vì con người là một câu chuyện kể về những con người Israel đã lựa chọn hy vọng và cứu rỗi, vượt lên trên cái chết và sự hủy diệt. Giữa một khu vực đang chìm trong bóng tối, họ chính là ánh sáng.

Mời các bạn đón đọc Israel – Mảnh Đất Của Những Phát Minh Vì Con Người của tác giả Avi Jorisch.

Download ebook


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app Giới thiệu ebook Tweet! Trong công cuộc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới, đất nước nhỏ bé Israel đã…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

**Tbooks khuyến mãi halloween giảm 20% đăng ký mới và gia hạn**