Mở Ra Cánh Cổng Đá!
[toc]
Giới thiệu ebook
Mở Ra Cánh Cổng Đá!
Kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hóa Trung Quốc. Kho tàng này hình thành từ thời cổ đại và tiếp tục phát triển thêm mãi trong các giai đoạn về sau, cho đến tận ngày nay.
Trung Quốc là một đất nước có bề dày về lịch sử Văn hoá, là một trong những chiếc nôi lớn của Văn hoá – Văn minh nhân loại, kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hoá Trung Quốc. Kho tàng này hình thành từ thời cổ đại và tiếp tục phát triển thêm mãi trong các giai đoạn về sau, cho đến tận ngày nay. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cách nay 2.500 năm, các học giả đã có ý thức trong việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn lại dưới hình thức văn bản. Công việc ấy, lẽ dĩ nhiên được các thế hệ sau tiếp tục, do đó đã bổ xung, trau dồi thêm mãi, để kho tàng này ngày càng trở nên phong phú, sinh động và đồ sộ đến bất ngờ.
Tập Truyện cổ Trung Quốc đang có trong tay các bạn chính là một phần nhỏ trong cái khối đồ sộ của kho tàng Truyện cổ dân gian Trung Quốc. Các bạn có thể tìm thấy ở đây nhiều điều thú vị và bổ ích vì chúng tôi đã cố công tuyển chọn những truyện hay trong kho tàng đồ sộ này thông qua các tài liệu
Truyện Cổ Trung Quốc gồm 3 tập:
- Nước Mắt Hồ Ly
- Mở Ra Cánh Cổng Đá!
- Chàng Mọt Sách
Truyện Cổ Trung Quốc Tập 2: Mở Ra Cánh Cổng Đá! gồm có:
- Truyện Vua Thuấn
- Đại Tiên Nhân Nghĩa
- Chàng Sạ Biến Thành Thuồng Luồng
- Trúc Mai
- Dế (Cát Đệ)
- Hạt Chà Là
- Nàng Cáo
- Trận Lụt Khủng Khiếp
- Bức Gấm Thêu
- Mở Ra, Cánh Cổng Đá !
- Chỉ Hầu Hạ Trương Tam Chứ Không Hầu Hạ Lý Tứ
Vì thế, ông chỉ yêu quý người vợ kế và con cái của người nảy, còn đối với Thuấn, con người vợ trước thì ông coi như cái gai trước mắt. Người vợ kế bụng dạ hẹp hòi, hung bạo, tai ác. Tượng cũng giống tính mẹ, kiêu căng thô lỗ không có chút lễ độ của kẻ làm em. Chỉ có cô gái út Hệ, tuy cũng có một số tính xấu nhưng vấn còn chút nhân tâm, không quá tồi tệ như những kẻ hung ác kia.
Đáng thương cho Thuấn thường bị cha và mẹ kế hành hạ đánh đập. Gặp trận roi vọt nhẹ, Thuấn còn cố cầm nước mắt chịu đựng, gặp trận đòn đau không thể chịu được, Thuấn đành trốn ra bãi hoang nhìn lên trời mà khóc thảm thiết gọi người mẹ đẻ đã khuất…
Không thể sống nổi ở nhà nữa, Thuấn đành ra ở riêng, dựng một túp lều tranh dưới chân núi Lịch ven sông Quỳ, khai khẩn chút đất hoang, sống những ngày cô đơn sầu khổ. Ít lâu sau nông dân ở núi Lịch cảm động trước đức hạnh của Thuấn, tranh nhau nhường ruộng cho. Thuấn đến đầm Lôi Trạch đánh cá, ngư dân ở Lôi Trạch cũng đều tranh nhau nhường bãi đánh cá cho Thuấn. Thuấn tới ven sông làm đồ gốm, lạ thay, ít lâu sau đồ gốm của những người thợ ở đây làm ra đều rất đẹp rất bền.
Vua Nghiêu ngày càng già yếu, bèn cho tìm người hiền trong thiên hạ để sửa soạn nhường ngôi thiên tử. Các tộc trưởng đều suy tôn Thuấn, nói Thuấn là một người hiển, hiếu nghĩa lại có tài năng, có thể chọn để kế vị được.
Vua Nghiêu liền đem hai con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, lại cho chín người con đến cùng sống chung với Thuấn, xem Thuấn có thật là một người đức hạnh tài ba không. Vua Nghiêu lại đem quần áo bằng vải mịn và một cây đàn cho Thuấn, phái người đến dựng mấy kho thóc và cho Thuấn một đàn đủ cả dê bò.
Vốn là một người làm ruộng bình thường, giờ Thuấn đã thành con rể của vua Nghiêu, phút chốc trở nên phú quý vinh hiển. Cả nhà ông già mù người nào cũng trợn mắt nghiến răng, tức tối khi nghe tin Thuấn, một người mà họ vẫn thù ghét, nay bỗng trở nên giàu sang quyền quý.
Kẻ ghen ghét điên cuồng nhất trong nhà là Tượng, em của Thuấn. Số là hai người vợ Thuấn đều rất xinh đẹp, điều đó khiến cho Tượng thèm muốn khôn cùng. Hắn luôn nghĩ kế giết anh, cướp hai chị dâu làm vợ. Mẹ Tượng rất đồng tình với dự định của con. Ông già Cổ Tẩu hồ đồ vốn không xót thương gì Thuấn, nay lại thêm ham muốn tài sản của con, nên cũng đồng lòng bày mưu trừ diệt con để cướp gia tài. Chúng như một lũ chuột trong hang, chí chí choé choé bàn bạc với nhau suốt một đêm ròng. Mưu kế ám hại Thuấn đã được bầy đặt xong xuôi.
Một buổi chiều, Tượng đến nhà Thuấn nói:
– Anh ơi, cha dặn anh ngày mai đến chữa giúp cây thóc. Anh đến sớm sớm nhé!.
Thuấn đang vun lúa thành đống trước cửa nhà, vui vẻ trả lời:
– Ờ, được rồi! Ngày mai sẽ đến sớm!.
Tượng đi rồi, Nga Hoàng và Nữ Anh từ trong nhà bước ra hỏi Thuấn xem là chuyện gì.
Thuấn nói:
– Cha bảo sớm mai đến chữa giúp cây thóc.
– Chàng đừng đi, họ tìm cách thiêu chết chàng đấy!
-Thuấn kinh sợ, nghi hoặc:
– Làm thế nào đây? Cha bảo đến làm giúp, không đi cũng không phải!
Nga Hoàng và Nữ Anh nghĩ một lát rồi nói:
– Không lo, chàng cứ đi đi. Ngày mai chàng thay quần áo cũ, chúng em đưa cho chàng một bộ quần áo mới, mặc vào là không lo sợ nữa.
Hôm sau, hai nàng lấy ở trong hòm cưới ra một bộ quần áo lấm chấm nhiều màu sắc trên có vẽ hình chim trao cho Thuấn. Thuấn mặc bộ quần áo hoa rồi đến nhà cha.
Bọn hiểm ác thấy Thuấn mặc quần áo hoa đến để chịu chết, chúng đều cười thầm trong bụng, nhưng ngoài mặt vẫn giả vờ ân cần niềm nở. Chúng vui vẻ tiếp đón Thuấn, vác thang cho chàng rồi dẫn chàng tới một cây thóc cao, dột nát, giống như hình một cây nấm. Thuấn leo thang, bò lên nóc cây thóc, thật thà bắt tay vào làm việc.
Theo mưu mô đã định trước, bọn hiểm ác liền rút thang, chất củi dưới chân cây thóc, châm lửa đốt mong thiêu cháy được người mà chúng ghen ghét.
Đứng trên nóc cây thóc, thấy tình hình nguy khốn như vậy, Thuấn sợ hãi kêu lên:
– Cha ơi, cha! Cha định làm gì thế?
Mụ vợ kế độc ác trả lời:
– Con ơi, để cho con lên thiên đường đấy! Cho con đến ở với mẹ con đấy! Ha ha, ha ha…
Ông bố mù gật đầu, không chút động tâm cười ngờ nghệch:
– Hà hà, hà hà, hà hà…
Tượng vừa châm lửa đốt vừa thích thú cười lớn:
– Ha ha, ha ha… lần này thì đừng hòng chạy thoát nữa. Tôi chỉ còn sợ anh có thể bay lên trời được nữa thôi.
Chung quanh cây thóc, lửa bắt đầu cháy rừng rực. Thuấn ngã dụi trên nóc cây thóc, mình toát mồ hôi. Thuấn kêu cứu, nhưng vô ích, chàng đành giơ hai cánh tay, ngước nhìn trời xanh kêu lớn:
– Trời ơi!,..
Lạ thay, lúc giơ hai tay, các nét vẽ hình chim trên quần áo để lộ rõ, Thuấn liền biến thành một con chim lớn, vượt qua lửa khói, cất tiếng kêu vang bay thắng lên trời.
Thấy sự biến hoá không ngờ đó, bọn hiểm ác ở bên dưới kinh sợ, trợn mắt há hốc miệng, đứng ngây ra hồi lâu không nhúc nhích.
Mưu kế lần đầu bị thất bại, bọn hiểm ác vẫn không chịu, chúng lại bày đặt mưu kế khác. Lần này ông bố mù thân hành ra đi.
– Con ơi, chuyện trước là do cả nhà đã lẩn thẩn gây nên, mong con bỏ qua cho…
Ông bố mù ngồi trước cửa nhà Thuấn, cầm chiếc gậy trúc gõ gõ lên bậc thêm đá, nhăn nhó nói tiếp:
– Giờ cha lại đến phiền con, nhờ con lại nhà đào giếng cho sâu thêm. Con nhớ đến nhé, đừng để cha phải chờ!.
Thuấn hiền hậu trả lời:
– Cha cứ yên lòng, ngày mai con sẽ đến!
Cha đi rồi, Thuấn nói lại ý định của cha cho hai vợ rõ.
Hai nàng nói:
– Lần này đi vẫn lành ít dữ nhiều. Nhưng không lo, chàng cứ đi đi!
Hôm sau, hai nàng đưa cho Thuấn một bộ quần áo có vẽ vân hình rồng,
dặn chàng mặc vào bên trong quần áo cũ, gặp khi nguy cấp sẽ cởi bỏ quần áo cũ, tự nhiên sẽ có sự lạ xảy đến.
Thuấn làm theo lời vợ dặn, mặc quần áo vân rồng vào bên trong quần áo cũ rồi đến đào giếng cho ông bố mù. Bọn hiểm ác thấy Thuấn mặc quần áo thường, không phải là những thứ kỳ lạ nên đều mừng thầm, chắc rằng lần này nhất định Thuấn sẽ bị chết không còn nghi ngờ gì nữa.
Thuấn mang theo dụng cụ rồi để mọi người buộc thừng thả xuống đáy giếng. Không ngờ vừa mới xuống tới nơi, thừng đã bị cắt, chưa kịp hiểu ra sao thì đất đá ở bên trên đã đổ xuống rào rào. Thuấn biết mình đã mắc mưu hiểm độc liền nhanh trí cởi bỏ quần áo cũ, lập tức biến thành một con rồng vẩy vàng lấp lánh, chui xuống mạch nước ngầm dưới đất ung dung bơi đi rồi chui lên một giếng nước khác.
Bọn hiểm ác lấp kín giếng, dùng chân giẫm đạp cho chặt. Chúng sung sướng reo hò nhảy cẫng lên, chắc rằng kẻ thù đã chết, việc lớn đã xong. Chúng ồn ào láo nháo kéo nhau tới nhà Thuấn để cướp vợ và tài sản của Thuấn. Cô em Hệ cũng đi theo.
Tin dữ đưa đến, không biết hư thực thế nào, hai vợ Thuấn bưng mặt quay xuống nhà dưới khóc lóc đau đớn. Tên Tượng đắc ý ngồi trên nhà chính bàn bạc với bố mẹ việc chia tài sản của người chết.
Tượng ngoác chiếc mồm mỏng dính như miệng chẫu chàng, hoa chân múa tay nói:
– Kế này vốn do tôi nghĩ ra. Theo lý thì tôi phải được chia nhiều hơn. Nhưng tôi chăng cần gì hết, bò dê xin chia cho bố mẹ, ruộng nương nhà cửa cũng xin chia cho bố mẹ; tôi chỉ cần lấy cây đàn, chiếc cung và hai người vợ của người chết mà thôi… hi hi hì…
Tượng liên lấy cây đàn treo trên tường xuống, khoái trá lấy lên mấy khúc tưng tưng.
Mụ vợ kế và ông bố mù sung sướng đi quanh đi quẩn trong nhà, nhìn ngó chỗ nọ, sờ mó chỗ kia.
Phía sau nhà, tiếng khóc của hai người vợ Thuấn càng ai oán. Tiếng khóc đau thương đó làm thức tỉnh lương tâm của cô em Hệ. Cô thấy việc làm của mọi người quá tàn ác ti tiện, còn mình thấy người gặp nguy mà không cứu thì cũng đáng chê trách phỉ nhổ. Còn đang suy nghĩ, chợt cô nhìn thấy Thuấn từ phía ngoài đi vào nhà, dáng điệu vẫn hiện hậu như mọi khi.
Thuấn như người đã chết nay sống lại, đột nhiên hiện ra làm cho mấy người đang ngồi trong nhà sợ hãi, lặng đi một hồi lâu. Cuối cùng, đoán chắc rằng Thuấn quả là người chứ không phải ma quỷ, mọi người mới yên lòng. Tượng đang ngồi gấy đàn trên giường Thuấn, lúc đó mới uể oải cất tiếng nói:
– Anh ơi, tôi đang tưởng nhớ tới anh, lòng phiền muộn quá!.
Thuấn nói:
– Ừ, anh biết em đang nghĩ đến anh!.
Không ai nói thêm gì nữa. Thuấn vốn thật thà, hiền hậu, tuy đã hai lần gặp nguy hiểm nhưng đối đãi với cha mẹ và các em vẫn một mực hiếu thảo thương yêu như xưa. Cô em Hệ trước đây vốn có một số tính xấu, nhưng được chính mắt nhìn thấy sự việc vừa qua, cô thấy hối hận với những lỗi lầm của mình nên đã chân thành thương yêu anh và các chị dâu.
Cảm động trước thái độ của anh, từ đó cô em Hệ luôn luôn chú ý tới hành động của mọi người trong nhà, sợ họ lại bầy mưu tính kế ám hại anh và chị dâu.
Quả đúng như cô dự đoán, bọn hiểm ác không giết chết được Thuấn chúng không chịu để yên. Chúng lại bày đặt ra mưu kế mới là giả mời Thuấn tới uống rượu, đổ rượu cho uống say rồi sẽ giết, Thuấn.
Biết rõ được mưu mô này, cô em Hệ liền lặng lẽ chạy đến báo cho hai chị biết.
Hai chị đều cười:
– Cảm ơn cô…, thôi cô cứ về đi, các chị sẽ có cách đối phó với họ.
Một lát sau, Tượng lắc lư đến mời anh đi uống rượu. Hắn nói:
– Hai lần trước thật không phải với anh, nên cha mẹ muốn làm một bữa rượu để tỏ ý xin lỗi, mời anh thế nào cũng đến cùng ăn cho vui. Ngày mai anh đến sớm sớm nhé!.
Tượng đi rồi, Thuấn lại buồn rầu suy nghĩ:
– Làm thế nào đây.
Chàng trai nói với hai người vợ trẻ:
Đi hay không nên đi? Không biết họ lại bầy mưu tính kế gì đây?
Hai nàng cùng nói:
– Sao lại không đi? Không đi, cha mẹ lại trách chàng. Thôi cứ đi đi không ngại gì hết!.
Nói đoạn, hai nàng bước vào trong phòng, lấy ở trong hòm cưới môt gói thuốc bột mang ra đưa cho Thuấn rồi nói:
-Chàng đem thuốc này hoà lẫn với phân chó mà tắm. Ngày mai đi uống rượu, chắc chắn sẽ không xẩy ra sự gì. Nước ở dưới bếp đã đun nóng cho chàng rồi đấy.
Làm theo lời vợ, Thuấn hoà thuốc với phân chó để tắm rửa. Hôm sau chàng mặc một bộ quần áo sach sẽ đến nhà cha mẹ dự tiệc.
Bọn hiểm ác vờ ân cần vui vẻ tiếp đãi Thuấn. Một bữa tiệc thịnh soạn đã được bày ra, mọi người cùng ngồi uống rượu. Trong góc cửa, một lưỡi búa mài rất sắc đã được để sẵn ở đấy từ trước. Trên chiếu rượu vẫn vang lên tiếng cười, tiếng chuốc rượu:
– Nào cạn chén, cạn… cạn…
Chén lớn chén nhỏ, Thuấn cầm tới tay đều uống một hơi cạn, không hề
chối từ. Không biết đã uống hết bao nhiêu chén lớn chén nhỏ, uống cho tới lúc mấy kẻ ngồi chuốc rượu cũng đã say lảo đảo, nói năng líu cả lưỡi, Thuấn vẫn ngồi ngay ngắn ở đó như không có chuyện gì xảy ra.
Cuối cùng mấy vò rượu đã cạn khô, thức ăn cũng đã hết nhẵn, không còn biết đem cái gì ra đãi khách nữa,bọn hiểm ác đành trợn trừng mắt nhìn Thuấn lau miệng, lễ độ đứng lên cáo từ cha mẹ, ung dung quay gót trở về. Chiếc búa dựng ở góc cửa không được dùng đến, vẫn toả ra ánh sáng lành lạnh như chế giễu.
Qua lời nói lại của các con gái con trai, vua Nghiêu thấy Thuấn quả là một chàng trai hiền hậu hiếu thảo, lại tài ba đúng như lời đồn đại, có thể truyền ngôi thiên tử được. Trước khi truyền ngôi, vua Nghiêu muốn thứ thách Thuấn một lần nữa.
Vua Nghiêu cho người đưa Thuấn tới một khu rừng rậm lúc sắp có mưa bão để xem chàng một mình tìm cách nào ra khỏi khu rừng rậm này. Đi trong rừng rậm, Thuấn không hề sợ hãi. Gặp chàng, rắn độc bỏ chạy; trông thấy chàng, hổ báo sói lang cũng không đám đến gần. Lát sau, giông bão sấm sét kéo tới, khu rừng tối đen như mực. Chớp giật sáng loà, sấm sét ầm vang, mưa đổ xuống như trút nước, cây cối chung quanh như những yêu tĩnh quỷ quái xoã tóc, giang tay… Chỉ những cây là cây, không còn phân biệt được rõ phương hướng đông tây nam bắc. Nhưng Thuấn dũng cảm và thông minh vẫn đi trong rừng rậm biến ảo khôn cùng, mưa bão ầm ầm. Chàng vẫn đi, không sợ hãi cũng không lầm lạc. Cuối cùng chàng men theo con đường lúc đi vào, ra thoát khỏi khu rừng rậm.
Qua lần thứ thách cuối cùng này, vua Nghiêu liền truyền ngôi thiên tử cho Thuấn. Thuấn lên làm vua, ngồi xe ngựa mang cờ hiệu thiên tử, về quê hương thăm hỏi cha già, vẫn cung kính hiếu thuận như xưa. Ông bố mù lúc đó mới biết. con mình tốt. Những việc trước đây đều do ông quá hồ đồ u mê mà phạm phải lỗi lầm. Ông thành tâm thành ý hối cải. hoà giải với con.
Gặp cha rồi, Thuấn lại phong cho chú em Tượng hung hãn bạo ngược nọ làm chư hầu ở vùng Hữu Ty. Được phong hầu Tượng thấy Thuấn đúng là một người anh có lòng nhân ái bao la, nên trong lòng hắn rất cảm kích. Từ đó hắn cũng dần dần sửa đổi tính xấu trở thành người tốt.
Trong mấy chục năm làm vua, vua Thuấn cũng như vua Nghiêu trước đây, đã làm rất nhiều việc ích lợi cho dân. Năm cuối đời mình, vua Thuấn đang đi tuần du các vùng ở phương nam thì giữa đường bị chết trên cánh đồng Thương Ngô?.Tin chẳng lành truyền đi, nhân dân khắp nước đều đau đớn như chính cha mẹ mình bị chết.
Hai người vợ đã từng chia hoạn nạn với vua Thuấn nghe được tin dữ này, càng đau thương như đứt ruột đứt gan, đi gấp về phương nam lo liệu tang lễ cho chồng. Dọc đường đi, hai bà khóc lóc rất đau đớn, nước mắt chảy như suối. Những giọt nước mắt đau thương nhỏ trong khu rừng trúc phương nam, mỗi cây trúc đều lấm tấm có dấu vết nước mắt của hai bà. Vì thế, sau này ở phương nam có một loại trúc có lấm tấm trên thân cây, gọi là “trúc Tương Phi”.
Đi tới sông Tương, chẳng may gặp sóng gió nổi lên làm lật thuyền. Hai bà đành ôm hận chịu chết đuối giữa dòng sông, sau này hoá thành nữ thần sông Tương.
Sau khi vua Thuấn chết, nhân dân đem thi thể đặt trong quan tài bằng sành mai táng ở phía nam núi Cửu Nghỉ vùng Thương Ngô.
Dưới chân núi Cửu Nghi, mỗi năm vào hai mùa xuân thu, mọi người lại trông thấy một con voi lớn, vòi dài, tai to, đến cầy ruộng tế của vua Thuấn. Mọi người đều lạ lùng, không biết con vật kỳ dị này ở đâu đến, tại sao lại vất vả gian khổ đến cày ruộng cho vua Thuấn như vậy? Cho đến một năm kia, mọi người trông thấy một người đàn ông râu đen từ phương xa tới, quỳ khóc rất thảm thiết trước mộ vua Thuấn. Khóc một hồi lâu, người đàn ông đó biến thành một con voi lớn chạy xuống dưới chân núi cày ruộng cho vua Thuấn. Lúc này họ mới biết người đàn ông râu đen đó là Tượng em của vua Thuấn, hối hận vì những sai trái trước đây, nên mới biến thành voi cày ruộng cho anh.
Tượng đi rồi, mọi người liền dựng một ngôi đình nhỏ gần phần mộ của vua Thuấn gọi là “Tỵ Đình”, trong đình thờ thân chủ của Tượng, gọi là “Tỵ Đình Thần”, Hai anh em cùng cha khác mẹ, từ đó tương thân tương ái, ở cạnh bên nhau, chẳng bao giờ chia lìa nữa.
Mời các bạn đón đọc Truyện Cổ Trung Quốc Tập 2: Mở Ra Cánh Cổng Đá! của tác giả Khuyết Danh.
Download ebook
Mở Ra Cánh Cổng Đá!
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Mở Ra Cánh Cổng Đá! Tweet! Kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hóa Trung Quốc. Kho…