Lược Sử Nước Mỹ Thời Kỳ Tái Thiết 1863-1877
[toc]
Giới thiệu ebook
Lược Sử Nước Mỹ Thời Kỳ Tái Thiết 1863-1877
Xem lại cách diễn tả quá khứ là việc làm cơ bản và cần thiết để nghiên cứu lịch sử. Nhưng không có lúc nào trong lịch sử Hoa Kỳ như trong vòng 25 năm qua đã có một quan điểm rộng rãi bị đảo ngược như công cuộc Tái Thiết, một thời kỳ lịch sử đầy kịch tính và gây tranh cãi sau Nội Chiến. Từ những năm 1960, sự thay đổi sâu sắc vị trí người da đen (NDĐ) trong xã hội Hoa Kỳ, bằng chứng mới phát hiện, và những định nghĩa thay đổi về lịch sử cùng kết hợp làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về công cuộc Tái Thiết.
Từ đầu thế kỷ 20 các nhà sử học bắt đầu tìm hiểu về cuộc Tái Thiết với những công trình nghiên cứu đầu tiên là của William A. Dunning, John W. Burgess và các học trò. Cách diễn giải của trường phái Dunning có thể tóm tắt như sau: Khi cuộc Nội Chiến chấm dứt, dân da trắng miền Nam chấp nhận thực tế thất bại về quân sự, sẵn sàng thực thi công lý đối với những người nô lệ được giải phóng, và bày tỏ ý muốn được tái hội nhập vào đời sống của cả nước. Trước ngày ông mất, Tổng thống Abraham Lincoln đã theo đuổi tiến trình hòa giải theo từng khu vực, và trong thời kỳ Tái thiết của Tổng thống (1865-1867) người kế vị ông là Andrew Johnson tìm cách thực thi những chính sách khoan dung của Lincoln.
Nhưng, những nỗ lực của Johnson bị nhóm cấp tiến theo đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội cản trở và làm thui chột. Với lòng căm thù phi lý những người mà họ gọi là “phản loạn” ở miền Nam và sự ham muốn củng cố sự lớn mạnh của Đảng trên bình diện quốc gia, năm 1867 những người CH Cấp tiến triệt tiêu các chính quyền miền Nam do Johnson tạo lập và thúc đẩy việc trao quyền bầu cử cho NDĐ ở Miền Nam bại trận. Tiếp đến là thời kỳ nhớp nhúa bẩn thỉu của cuộc Tái thiết do Quốc hội hay Tái thiết Cấp tiến (1867-1877), một thời kỳ đầy rẫy tham nhũng gây ra bởi bọn “carpetbagger” từ miền Bắc và bọn “scalawags” da trắng vô nguyên tắc của miền Nam, cùng những NDĐ dốt nát, chưa sẵn sàng để được tự do và thực thi các quyền lợi chính trị mà người phương Bắc áp đặt cho họ. Sau những chuỗi đau khổ không cần thiết, cộng đồng da trắng miền Nam liên kết lại để lật đổ các chính quyền địa phương và tái lập quyền “tự quản” (home rule), trại ra là “uy thế của NDT”. Nói chung, cuộc Tái thiết đánh dấu thời kỳ đen tối nhất trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.
Trong những thập niên 1920 và 1930, những nghiên cứu mới về sự nghiệp của (Tổng thống) Andrew Johnson và những điều tra mới về các chính sách kinh tế của đảng Cộng Hòa tăng thêm sự khinh chê công cuộc Tái thiết. Những người nghiên cứu viết tiểu sử Johnson đề cao ông là người dũng cảm bảo vệ quyền tự do theo Hiến pháp, có những hành động đáng khen hơn đáng trách. Đồng thời, các sử gia thuộc trường phái tiến bộ (progressive school) xem các ý thức hệ chính trị của những người Cấp tiến cực đoan chỉ phục vụ cho những mục tiêu kinh tế bẩn thỉu và mô tả họ như là đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Bắc lợi dụng vấn đề quyền lợi NDĐ để nuôi dưỡng sự thống trị kinh tế miền Nam của chúng.
Lần đầu tiên Trường phái Dunning xuất hiện, với những tiếng nói bất mãn nổi lên, từ một nhóm những kẻ sống sót từ thời đại Tái thiết và một hội nam sinh sử học NDĐ. Năm 1935, nhà hoạt động kiêm học giả da đen W.E.B. Dubois xuất bản quyển Tái Thiết của Người Da Đen ở Mỹ, một công trình nghiên cứu khổng lồ coi cuộc Tái thiết như một nỗ lực lý tưởng nhằm xây dựng một trật tự chính trị đa sắc dân và dân chủ từ đống tro tàn của chế độ nô lệ, cũng như sự tranh đấu kéo dài giữa tư bản và lao động nhằm khống chế các nguồn tài nguyên kinh tế của miền Nam. Cuốn sách của ông kết thúc với sự kết tội một nghề nghiệp quên không nhắc tới nhân vật trong bi kịch Tái thiết – người nô lệ được giải phóng. Du Bois viết, “Có một sự kiện và chỉ sự kiện đó giải thích thái độ của các nhà văn hiện giờ về công cuộc Tái thiết: họ không chấp nhận NDĐ cũng là con người”. Bằng nhiều cách, cuốn Tái Thiết của Người Da Đen ở Mỹ dự đoán nhiều khám phá về học vấn mới nhưng cho đến nay điều này vẫn chưa được biết đến.
Bất kể sự tồn tại lâu đời và vị thế mạnh mẽ trong trí tưởng tượng của người dân, sự truyền bá cung cách diễn tả cổ truyền là điều bắt buộc, nhận thức trên vẫn là nền tảng như lời một môn sinh Trường phái Dunning về “sự bất lực của NDĐ”.
Một khi nền học vấn mới và kinh nghiệm hiện đại cho thấy những định kiến kỳ thị chủng tộc không thể tồn tại, những vết tích quen thuộc đổi khác, thì những câu hỏi mới sẽ được đặt ra đột ngột, và tất cả sẽ qua đi.
Tuy nhiên, học vấn chẳng những phải tiến hóa mà còn cần có sự thay đổi sâu sắc về nền tảng chính trị của quốc gia và thái độ đối với chủng tộc để giáng đòn chí tử cho Trường phái Dunning. Nếu những lối diễn giải cổ truyền phản ánh, và giúp hợp pháp hóa, trật tự chủng tộc của một xã hội trong đó NDĐ bị tước quyền công dân và bị đối xử phân biệt trên mọi mặt của cuộc sống, thì chủ nghĩa xét lại công cuộc Tái thiết mang dấu ấn của phong trào đấu tranh cho dân quyền. Vào những năm 1960, trào lưu xét lại dâng cao, lần lượt phá tan mọi giả thuyết dựa trên quan điểm truyền thống. Trước hết, các học giả đưa ra một bản tường trình có xem xét lại chặt chẽ về chính trị quốc gia. Những công trình mới miêu tả Andrew Johnson như là một chính trị gia cố chấp, kỳ thị chủng tộc, không có khả năng đối phó tình huống chưa từng xảy ra với ông trên cương vị tổng thống, và bênh vực những người Cấp tiến – được xem như những nhà cải cách lý tưởng tận tụy với việc tranh đấu chân chính cho quyền lợi của NDĐ – là không có mục đích trả thù và không làm bình phong cho giới tư bản phương Bắc. Hơn nữa, pháp chế công cuộc Tái Thiết không là tác phẩm của phe đảng cực đoan nhưng được Quốc hội và toàn miền Bắc ủng hộ rộng khắp.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là hình ảnh chỉnh sửa về luật lệ Cộng hòa ở miền Nam. Bộ mặt kỳ thị chủng tộc cũ được tô vẽ lại cho chương trình Tái thiết đến nỗi phải mất cả chục năm để chứng minh các tiêu cực của cái gọi là “luật lệ NDĐ” chỉ là ảo tưởng, và Tái thiết thể hiện sự “tối mắt của một chính quyền ngay thẳng”. Việc xây dựng hệ thống trường học công lập, việc thực thi các quyền công dân bình đẳng cho NDĐ, và nỗ lực khôi phục kinh tế miền Nam sau chiến tranh đã xóa bỏ quan niệm đây là “thời kỳ bi thảm” do chính phủ cai trị tồi rộng khắp. Những kẻ xét lại chỉ ra tệ nạn tham nhũng trong việc tái thiết miền Nam còn lu mờ trước băng đảng Tweed, scandal Credit Mobilier, và các Đường Dây buôn lậu rượu whiskey ở miền Bắc thời kỳ sau Nội chiến. Đến cuối thập kỷ 1960, cuộc Tái thiết được xem là thời kỳ của những tiến bộ chính trị và xã hội cho NDĐ. Nếu nó là “thời đại bi thảm” thì cũng vì việc cải tổ không được đẩy mạnh, đặc biệt trong lãnh vực cải cách ruộng đất phía Nam.
Ngay cả về các mặt chủ nghĩa xét lại đạt đỉnh cao nhất thì vẫn có người chê bai. Các sử gia uy tín nhất cũng gọi những thành quả của sự cải tổ sau Nội chiến là “hời hợt” vì chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc vẫn tồn tại và vô hiệu hóa các nỗ lực đem công lý cho NDĐ; thất bại trong phân chia ruộng đất đã không cho phép họ được quyền tự trị và vô hiệu hóa các quyền chính trị và dân sự của họ. Trong những thập niên 1970 và 1980, một thế hệ mới học giả hình thành, gồm những NDT và NDĐ, tỏ vẻ nghi ngờ mọi vấn đề của thời kỳ. Những nghiên cứu gần đây về chính trị và ý thức hệ thời Tái thiết đã nhấn mạnh “chủ nghĩa bảo thủ” nơi các nhà hoạch định chính sách thuộc đảng Cộng Hòa ngay cả khi ảnh hưởng của phe Cấp tiến mạnh nhất, và sự tồn tại của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cùng chế độ liên bang bất kể quyền công dân ngày càng nới rộng cho NDĐ và quyền lực quốc gia. Các nghiên cứu cho thấy quân đội và Cục những người được giải nô còn giúp những chủ nô cũ ép buộc họ trở về lao động trên các nông trường. Đồng thời, các nghiên cứu lịch sử xã hội miền Nam còn cho thấy sự tồn tại của giai cấp chủ điền cũ và sự tiếp nối giữa Miền Nam Cũ và Miền Nam Mới. Sự diễn giải hậu xét lại cho thấy có hiện tượng xa rời những gì được báo cáo trong thời kỳ Tái thiết. Vì bất kể những khác biệt, các nhà sử học truyền thống và xét lại cùng đồng ý ở điểm cuộc Tái thiết đã đem lại ít nhiều đổi thay cơ bản. Năm 1979, tóm lược các bài đã viết trong suốt một thập kỷ, C. Vann Woodward nhận xét các sử gia giờ đây hiểu cuộc Tái thiết miền Nam buộc phải mang tính chất “phản cách mạng và bảo thủ” như thế nào.
Khi nhấn mạnh quan điểm cuộc Tái thiết là một phần quá trình tiến hóa của xã hội miền Nam hơn là một hiện tượng nhất thời, các nhà hậu xét lại có được sự đóng góp bổ ích cho việc nghiên cứu thời kỳ này. Tuy nhiên, nói cuộc Tái thiết là “bảo thủ” chưa thuyết phục được mọi người vì người này thì bảo phải mất cả một thế kỷ để thực thi những yêu cầu cơ bản, người khác nói “chưa làm được gì”. Chủ đề tiếp nối cho phép hình dung một thời đại đầy xáo trộn và nhiều sai lệch trong đổi thay xã hội và chính trị. Cách nay hơn nửa thế kỷ, Charles và Mary Beard gọi sự chuyển giao quyền lực từ giới “quý tộc nông thôn miền Nam” sang các “nhà tư bản và nông dân tự do miền Bắc” do cuộc Nội chiến mang lại là cuộc “Cách Mạng Hoa Kỳ lần 2”. Và trong sự chuyển đổi mới nhất các tiền đề trình diễn, những thay đổi về quyền lực tương đối các giai cấp xã hội lại trở thành chủ đề trọng tâm của các bài viết lịch sử. Tuy nhiên, khác với vợ chồng Beard đã bỏ qua vai trò NDĐ, các học giả hiện đại có khuynh hướng nhìn việc giải nô là một đặc trưng cách mạng của thời kỳ.
Quyển sách này rút gọn quyển Tái Thiết: Cuộc cách mạng dở dang ở Hoa Kỳ, 1863-1867 do tôi biên soạn, nói về thời kỳ Tái thiết một cách toàn diện. Vì sách dày hơn nên có vô số vấn đề được đề cập nhưng cuốn sách mỏng hơn này vẫn có những chủ đề chính yếu được diễn tả cùng cách thức thống nhất với quyển kia. Đầu tiên, trọng tâm là NDĐ. Họ không là nạn nhân thụ động của NDT nhưng là những tác nhân tích cực trong chương trình Tái thiết. Tuy có hạn chế về việc sở hữu đất đai, họ được hưởng sự độc lập tối đa để củng cố gia đình và cộng đồng ngay sau khi chế độ nô lệ chấm dứt và họ tiến tới đòi quyền bình đẳng. Sự kiện có nhiều NDĐ tham gia các việc công ở miền Nam từ sau năm 1867 là một tiến bộ cơ bản trong những năm Tái thiết.
Sự biến đổi các nông nô thành những lao động tự do là một ví dụ bi thảm nhất về những đổi thay chính trị và xã hội mà cuộc Nội chiến và các chính sách bãi nô đem lại. Chủ đề thứ hai là dò tìm cách thức xã hội miền Nam được tái định hình có tính đến những điểm khác biệt giữa các địa phương. Đến cuối thời kỳ Tái thiết, một cấu trúc xã hội mới được hình thành và có nhiều hệ thống tổ chức lao động được củng cố. Hơn nữa, tiến trình đổi thay chính trị và xã hội gắn bó chặt chẽ với các chính sách Tái thiết, vì các nhóm NDT và NDĐ đều dựa vào chính quyền tiểu bang và địa phương để củng cố vị thế mình trong trật tự xã hội mới.
Chủ đề thứ ba của cuốn sách này là sự tiến hóa các quan hệ thuộc về chủng tộc, tương quan giữa giai cấp và màu da ở miền Nam sau chiến tranh. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan tỏa khắp nước Mỹ giữa thế kỷ 19. Ở cấp trung ương và địa phương, nó tạo rào cản cho mọi cải cách. Tuy thế, vẫn có một số NDT ở miền Nam sẵn sàng kết hợp với NDĐ vì mục tiêu chính trị. Những người Cộng Hòa phương Bắc đến, có lúc họ liên kết số phận những người nô lệ cũ với lý do tồn tại của Đảng và ý nghĩa thắng lợi của Liên bang trong cuộc Nội chiến. Thêm nữa, đối với những vấn đề mấu chốt liên quan đến đất đai và lao động cùng sự đối nghịch dai dẳng giữa các chủ điền muốn tái kiểm soát lực lượng lao động và NDĐ đòi hỏi sự độc lập về kinh tế, vấn đề chủng tộc không thể tách rời khỏi giai cấp. Như một tờ báo ở Washington năm 1868 đã viết, “Không thể tách rời vấn đề màu da khỏi vấn đề lao động; lý do là vì đại đa số người lao động… khắp các tiểu bang miền Nam là người da màu, và hiện nay hầu như tất cả người da màu là dân lao động”.
Những chương sau nhắm tới sắp xếp câu chuyện phương Nam vào một bối cảnh quốc gia. Chủ đề thứ tư của cuốn sách là sự nổi lên một quốc gia có nhiều quyền hành rộng lớn hơn, và một loạt mục tiêu mới, gồm cả quyết tâm lập nên quyền công dân chung cho cả nước, bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả công dân Mỹ bất kể màu da.
Từ những yêu sách thời kỳ chiến tranh, tình trạng hoạt động xã hội thôi thúc cải cách có gốc rễ ăn sâu vào các chính sách thời hậu chiến. Và cuộc Tái thiết dẫn tới nhiều thay đổi về luật pháp và trong Hiến Pháp, thay đổi các quan hệ giữa Liên bang và các tiểu bang và xác định lại ý nghĩa quyền công dân Hoa Kỳ. Nhưng vì những điều này đe dọa tính tự chủ truyền thông của các tiểu bang, sản sinh ra tệ nạn tham nhũng chính trị có liên quan đến những quyền mới của NDĐ, nên gặp phải sự chống đối và như vậy làm suy giảm hậu thuẫn cho công cuộc Tái thiết.
Cuối cùng, nghiên cứu này có xem xét ảnh hưởng của nền kinh tế và cấu trúc giai cấp ở miền Bắc đến Tái thiết. Cuộc Tái thiết miền Bắc ít được chú ý đến so với cuộc Tái thiết ở miền Nam. Điều này cho thấy ít có tư liệu lịch sử về cơ cấu chính trị xã hội của toàn miền trong những năm này. Dù sao, chúng ta không thể hiểu rõ cuộc Tái thiết nếu không tìm hiểu trong phạm vi miền Bắc và cả nước.
Báo cáo về công cuộc Tái thiết được bắt đầu từ năm 1863 lúc bản Tuyên Bố về Giải Nô được ban hành, không phải là từ năm 1865. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp hai chủ đề chính của công trình nghiên cứu này – hoạt động của thường dân da đen và tình trạng quốc gia mới được trao quyền – để cho thấy Tái thiết không ở một thời gian nhất định, mà là sự khởi đầu của một tiến trình lịch sử lâu dài: sự thích nghi xã hội Mỹ với việc chấm dứt chế độ nô lệ. Sự phá bỏ định chế trọng tâm về đời sống ở miền Nam trước chiến tranh đã vĩnh viễn biến đổi tính chất của cuộc chiến và đưa đến những xung đột và tranh luận có ảnh hưởng sâu rộng về vai trò những người nô lệ cũ và con cháu họ trong đời sống người dân Mỹ, và ý nghĩa của sự tự do họ đã giành được. Đây là những vấn đề cuộc Tái thiết phải thường xuyên giải quyết.
Mời các bạn đón đọc Lược Sử Nước Mỹ Thời Kỳ Tái Thiết 1863-1877 của tác giả Eric Foner.
Download ebook
Lược Sử Nước Mỹ Thời Kỳ Tái Thiết 1863-1877
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Lược Sử Nước Mỹ Thời Kỳ Tái Thiết 1863-1877 Tweet! Xem lại cách diễn tả quá khứ là việc làm cơ bản và cần thiết để…