Nhà Đen

Nhà Đen

[toc]


Giới thiệu ebook

Nhà Đen


Nhà Đen từng đoạt giải Nhất Tiểu thuyết Kinh dị Nhật Bản năm 1997.

Một truyện dài vô tận dẫn vào địa hạt của bất nhân.

Wakatsuki làm việc tại một hãng bảo hiểm, công việc chuyên môn là thẩm định tiền bảo hiểm tử vong.

Hằng ngày anh phải tiếp xúc với rất nhiều thành phần khách hàng, trong đó có cả những kẻ lừa đảo rắp tâm chiếm đoạt tiền bảo hiểm.

Sau một lần tư vấn quá mức chân tình cho khách, anh bị lợi dụng, bị biến thành nhân chứng đầu tiên cho một cái xác thiếu niên treo lủng lẳng. Tuy bố mẹ cậu bé khẳng định là con mình tự tử, nhưng trực giác mách bảo Wakatsuki rằng đây là một vụ giết người.

Do gián tiếp ngăn cản việc chi trả tiền bảo hiểm, chuỗi ngày tiếp theo của anh không còn yên bình như trước. Các màn khủng bố triền miên, sát khí nặng nề lởn vởn, và hơn hết thảy, thi thể không toàn vẹn của những người hoặc vô tình hoặc cố ý nhảy vào làm chậm trễ quá trình chi trả đều là lời cảnh cáo bằng máu gửi tới anh chuyên viên bảo hiểm. Bất chấp tất cả, Wakatsuki vẫn bền bỉ khai quật sự thật, nhưng anh không ngờ mình phải đối mặt với quá nhiều sững sờ và run rẩy.

Trong ngôi nhà đen ngập ngụa hôi thối, từ điểm bắt đầu là cái xác treo cổ, Wakatsuki đã đào lên cả một ổ dòi…

***

Review NHÀ ĐEN – Kishi Yusuke
Người dịch: Nguyệt Phùng
#Nhà_Đen
#Kishi_Yusuke
#TrinhthamNhatBan
————————-

Một tác phẩm khác của Kishi Yusuke. Mình không biết review này có thiên vị hay không nhưng vì mình quá thích Mê cung đỏ nên cuốn này cũng sẽ khen không ngoại lệ. Mình đọc xong lâu rồi nhưng giờ mới viết.
Giọng văn của Kishi đặc biết đến cái độ mà dù không biết cùng một tác giả, một khi đã đọc được một tác phẩm của tác giả này rồi thì dễ dàng nhận ra văn phong đặc trưng của ông trong những tác phẩm sau. Kỳ lạ, lôi cuốn, hồi hộp. Nếu như Mê cung đỏ là một chuyến phiêu lưu thì Nhà đen chính là một án mạng kinh hoàng. Nhưng nó đáng sợ không phải những màn dọa ma hay jumpscare kinh dị, nó đáng sợ từ chính những con người.
Câu chuyện kể về Wakatsuki – một nhân viên chịu trách nhiệm kiểm định các hợp đồng bảo hiểm, bỗng một ngày được khách hàng mời đến nhà và chứng kiến thằng con trai treo cổ tự sát. Dẫn theo sau đó là những vụ giết người kinh tởm mà thủ phạm là một kẻ thái nhân cách không bình thường.

Đọc truyện mình có thể thấy tác giả phải nghiên cứu sâu về tâm lý học tâm lý tội phạm và tâm lý nhân vật ra sao mới có thể vẽ nên từng nhân vật đặc sắc và diễn biến nội tâm hợp lý đến thế, dù chỉ là những nhân vật phụ như trợ giảng đại học Kanaishi hay bảo hiểm đen Miyoshi. Ngoài ra truyện cho người đọc tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ về ngành bảo hiểm, quy trình hợp đồng và những kẽ hở lách luật hay những án bảo hiểm đầy mưu mô, tác giả có lẽ phải đọc rất nhiều mới có thể khiến tình tiết đi hợp lý đến thế. Nếu Mê cung đỏ là dùng câu chuyện kỳ ảo để nói về bản thể con người thì trong Nhà đen bản thể con người được khắc họa qua những câu chuyện vô cùng thực tế vốn tồn tại xung quanh ta.

Chi tiết về con sâu bướm cuối truyện như vẽ nên một viễn cảnh về xã hội tương lai khi mà con người ta chính là đàn kiến đang sợ hãi hoang mang trước thế lực quá mới mẻ mang tên tâm lý băng hoại của loài người, không còn đến từ cá nhân, mà đến với số lượng khổng lồ.
Megumi -bạn gái Wakatsuki đã nói thế này “Không, họ hoàn toàn bình thường. Có thể nói là hầu như tất cả đều bình thường. Vấn đề là họ có chung một nỗi bi quan đến mức bệnh hoạn, cả nỗi tuyệt vọng vô bờ bến đối với nhân loại nữa. Mọi thứ họ nhìn đều phản chiếu nỗi tuyệt vọng tăm tối đó. Họ tuyệt nhiên không chấp nhận một điều, rằng thiện ý và tình cảm của con người sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Cho nên, chắc chắn họ có ác cảm trên mức cần thiết đối với mọi sự việc trên đời. Họ bảo vệ bản thân bằng thứ mánh khóe vô cùng tinh tế, đó là không kết nối tình cảm và yêu thương bất cứ thứ gì để dù bị phản bội cũng sẽ không tổn thương. Và họ áp đặt thành kiến độc ác lên mọi đối tượng đe dọa sự tồn tại của họ, ngộ nhỡ có bất trắc xảy ra cũng sẽ dễ dàng rũ bỏ mà không cảm thấy đau đớn.”

Nói tóm lại, Nhà đen không phải truyện trinh thám, không có yếu tố thủ phạm bất ngờ, cũng không phải truyện kinh dị như kiểu The ring, đây là câu chuyện mang yếu tố hình ảnh khắc họa con người rất tốt, tính gợi cao và lối kể chuyện hấp dẫn. Giống như Ktakami Jiro đã bình về cuốn này, nó mô tả bi kịch hiện đại của một xã hội phải đối mặt với sự suy đồi đạo đức thông qua những câu chuyện phụ được liên kết phức tạp cũng như ngòi bút tạo dựng nhân vật xuất chúng, lột tả một cách cảm động sự tôn nghiêm và kỳ vọng của con người.

Người viết: Ngoc Anh Pham – fb/trinhthamgroup

***

KISHI YUSUKE Sinh năm 1959 tại Osaka, tốt nghiệp khoa Kinh tế học Đại học Kyoto. Năm 1996, tác phẩm ISOLA – Nhân cách thứ 13 của ông đoạt giải xuất sắc Tiểu thuyết kinh dị Nhật Bản. Sau đó, các tác phẩm khác của ông như: Nhà đen (1997), Búa thủy tinh (2004), Tân Thế Giới (2005), Giờ học của ác quỷ (2008) cũng lần lượt được nhận các giải thưởng văn học khác nhau.

Một anh nọ làm ở công ty bảo hiểm nhân thọ, chuyên môn thẩm định tiền bồi thường tử vong. Một ngày kia, anh ta được khách gọi đến tận tư gia, và bất ngờ trở thành người đầu tiên phát hiện ra thi thể treo cổ của đứa con trai nhà ấy. Qua thái độ của bố mẹ chúng, anh ngờ rằng đây không phải là tự tử, mà là giết con để lấy tiền bảo hiểm, nên khi đơn yêu cầu bồi thường được gửi tới, anh đã âm thầm tiến hành điều tra.

Từ đó, ác mộng dồn dập tấn công cuộc sống của anh. Nỗi khủng hoảng triền miên, sát khí nặng nề lởn vởn quanh nghi can sát nhân. Và hơn hết thảy, cái chết của những người vô tình hoặc cố ý đã nhảy vào làm chậm trễ quá trình chi trả đều là lời cảnh cáo bằng máu gửi tới anh chuyên viên bảo hiểm.

Một truyện dài bất tận dẫn vào địa hạt của bất nhân và run rẩy…

Nhà đen đoạt giải Nhất tiểu thuyết kinh dị Nhật Bản năm 1997.

***

Ngày 8 tháng Tư năm 1996, thứ Hai.

Ngừng bàn tay đang cầm cây bút chì xanh lại trong chốc lát, Wakatsuki Shinji khẽ vươn vai.

Anh vén rèm lên, để ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ phía Đông của phòng Tổng hợp, tạo thành những đốm nắng nhỏ trên mặt bàn. Những tia sáng li ti lấp lánh trên các đồ vật nằm trong khay bút, nào nắp bút bi, con dấu, kính lúp soi dấu hồ sơ và cả com-pa nữa.

Wakatsuki nhìn ra bên ngoài cửa sổ, bầu trời Kyoto trong vắt, đâu đó có những vệt mây đang lặng lờ trôi, như thể được quệt bởi đầu bút vẽ.

Anh hít căng không khí trong lành của buổi sáng rồi lại tiếp tục kiểm tra số hồ sơ yêu cầu tiền bảo hiểm tử vong đang chất đống trên bàn làm việc.

Một thợ mộc 48 tuổi, ho ra máu, nhập viện và bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Một nhân viên văn phòng 60 tuổi, ngất xỉu trong lúc chơi golf và bị phát hiện mắc bệnh u não. Một sinh viên đại học vừa làm lễ trưởng thành[1] năm nay, chạy xe quá tốc độ nên đâm phải cột điện ở khúc cua…

Wakatsuki đang đối diện với cái chết của những con người anh chưa một lần gặp mặt. Xem ra, khởi đầu mỗi buổi sáng bằng công việc như thế này thật chẳng mấy dễ chịu.

Trong vòng năm năm sau khi vào công ty, Wakatsuki được phân bổ về ban Đầu tư trái phiếu quốc tế ở trụ sở chính. Bấy giờ, trong đầu chỉ rặt những vấn đề kinh tế vĩ mô như lãi suất dài hạn của Mỹ hay tỉ giá hối đoái, thành ra anh cứ ý thức một cách mơ hồ rằng mình đã trở thành nhân viên của một cơ quan tài chính chứ nào phải công ty bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm ngoái, anh đã chuyển đến chi nhánh Kyoto làm công việc thẩm định tiền bảo hiểm tử vong. Kể từ đó, anh mới có cảm giác mình thật sự là nhân viên của một doanh nghiệp liên quan đến chuyện sống chết của con người.

– Hôm nay lại có hàng tá vụ tử vong nữa nhỉ.

Phó phòng Kasai Yoshio ngồi kế bên, nhìn sang bàn Wakatsuki và cất tiếng.

– Đang mùa xuân mà… Tội nghiệp quá.

Ngẫm lại, đúng là số người chết nhiều đến bất thường. Theo thống kê, lượng người chết nhiều nhất là vào mùa đông vì người già hay bệnh nhân sức khỏe yếu thường không vượt qua nổi giá rét.

Chắc chắn phải có nguyên do nào đó mới dẫn đến quá nhiều cái chết ngay giữa mùa xuân thế này… Wakatsuki thử lật mớ hồ sơ. Ngay dưới đơn yêu cầu tiền bảo hiểm do người thụ hưởng điền đều có biên bản xác nhận tử vong của bác sĩ, bản phô tô hộ khẩu gia đình, vài trường hợp có biên bản chứng minh tai nạn giao thông. Ẩn số ngay lập tức được giải đáp.

– Ồ, hồ sơ vụ hỏa hoạn ở quận Sakyo đây mà.

Khoảng ba tuần trước, một xưởng mộc bị thiêu rụi khiến năm người trong gia đình thiệt mạng. Hiện tại, có tổng cộng mười lăm yêu cầu tiền bảo hiểm tử vong cùng một lúc nên thoạt nhìn, số trường hợp có vẻ nhiều hẳn lên. Già nửa số đó là những loại bảo hiểm có tính tiết kiệm cao, chẳng hạn như bảo hiểm dưỡng lão kì hạn năm năm.

Chắc toàn những người không nỡ từ chối đây mà, Wakatsuki tưởng tượng. Họ đã động lòng vì lời nài nỉ “bị áp lực chi tiêu” của đám nhân viên bán bảo hiểm và cứ liên tiếp bỏ tiền ra mua giúp. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của Nhật Bản cao nhất thế giới, phần lớn là nhờ công của những khách hàng như thế.

– Mà này, có kẻ đốt đúng không? Biết thủ phạm chưa vậy?

– Chưa anh ạ, nhưng khả năng có người thụ hưởng rất thấp nên em nghĩ việc thanh toán không vấn đề gì đâu.

– Rõ thật là… Cứ phải tử hình hết cái bọn đốt nhà người khác làm vui đi cho rồi!

Kami lẩm bẩm. Anh xắn tay áo sơ mi lên, để lộ cánh tay to như lực sĩ, thi thoảng lại lấy khăn mùi soa lau mồ hôi trán. Chiều cao tầm 1m75, cân nặng lên đến 120 kilogam có lẻ nên nhiệt lượng thoát ra từ anh hẳn phải lớn hơn nhiều so với người bình thường. Mới buổi sáng đầu xuân mà lưng và phần nách chiếc áo sơ mi dài tay màu xanh da trời cỡ XXL trên người anh đã ướt đẫm.

Điện thoại đổ chuông. Kasai nhấc ống nghe không chút chần chừ rồi ấn chiếc nút đang nhấp nháy. Anh cố thực hiện kế hoạch chỉ đạo âm thầm đối với các nhân viên nữ rằng phải trả lời điện thoại ngay lập tức.

– Bảo hiểm Nhân thọ Showa chi nhánh Kyoto xin nghe! Xin lỗi đã để quý khách chờ lâu!

Giọng nam cao sang sảng của Kasai vang lên khắp phòng.

– Nhờ anh nhé, chủ nhiệm Wakatsuki.

Sakagami Hiromi đặt lên bàn tập hồ sơ yêu cầu tiền bảo hiểm trợ cấp nằm viện sau khi kiểm tra xong một lượt. Cô là nữ nhân viên xuất sắc đã có kinh nghiệm năm năm làm việc tại công ty. Ngoài hồ sơ mới, số hồ sơ đã được phân loại theo màu cũng nằm la liệt trên mặt bàn, nào là thanh toán bảo hiểm hết thời hạn, thanh toán bảo hiểm sinh kì, thanh toán lương hưu, vay tiền theo hợp đồng bảo hiểm, cắt hợp đồng, đăng kí con dấu, thay đổi người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng tiền bảo hiểm, đính chính địa chỉ hoặc ngày tháng năm sinh, thậm chí còn đính chính thông tin người thân hay giới tính của người mua, và cả tái phát hành bảo hiểm rủi ro chứng khoán nữa. Nói chung là muôn hình vạn trạng hồ sơ, không có thời gian mà đủng đỉnh. Wakatsuki nhanh chóng bắt tay vào kiểm tra. Ngoại trừ vụ cháy xưởng mộc, hầu hết đều là người chết do bệnh tật kinh niên, không thấy vấn đề gì. Nhưng gần đến cuối, anh phát hiện ra một trường hợp.

Bảo hiểm trọn đời 10 triệu yên, tham gia bảo hiểm đã hai mươi năm. Một hồ sơ rất bình thường, nhưng đáng chú ý nhất là dòng chữ “Biên bản xác nhận tử vong” đã được thay thế bằng dòng chữ “Biên bản khám nghiệm tử thi”. Sự khác nhau của hai biên bản này nằm ở chỗ, bác sĩ lập biên bản có khám cho người đó trong vòng 24 giờ trước lúc chết hay không. Nếu là “Biên bản khám nghiệm tử thi” thì ngay từ đầu, bác sĩ đã chỉ tiếp xúc với tử thi nên chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây ra cái chết.

Wakatsuki kiểm tra các mục theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Mời các bạn đón đọc Nhà Đen của tác giả Kishi Yusuke.

Download ebook

Nhà Đen


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Nhà Đen Tweet! Nhà Đen từng đoạt giải Nhất Tiểu thuyết Kinh dị Nhật Bản năm 1997. Một truyện dài vô tận dẫn vào địa hạt của…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose