Những Di Chúc Bị Phản Bội – Milan Kundera
[toc]
Giới thiệu ebook
Những Di Chúc Bị Phản Bội – Milan Kundera
Nếu như ở NTTT, Kundera khảo sát về Cervantes, Herman Broch, và Franz Kafka, thì ở NDCBPB này, ông dành sự quan tâm cho những nhà văn lớn của thế kỷ XX như: Thomas Mann, Hemingway, Rebelais, và Franz Kafka (lại là Franz Kafka), và những nhà soạn nhạc lớn mà ông ngưỡng mộ: Stravinski và Janacek. Thật trùng hợp, Murakami cũng rất yêu thích Franz Kafka và Janacek (hai nhà văn này có những sự trùng hợp khá ngẫu nhiên: đều đam mê nhạc cổ điển (Kundera học nhạc từ nhỏ, còn Murakami là nhà sưu tập đĩa nhạc có hạng), và đều cố ý gắn kết âm nhạc và tiểu thuyết lại với nhau trong những sáng tác của mình). Ở cuốn sách này, Milan Kundera đặc biệt dành nhiều trang cho âm nhạc, và với những ai không có kiến thức rành rẽ về nhạc cổ điển có thể thấy buồn ngủ chán chường ở những đoạn này, vì ông viết với một kiến thức chuyên môn của người trong nghề.
Cả 2 cuốn tiểu luận đều làm cho người đọc cảm thấy choáng ngợp với kiến thức về âm nhạc, tiểu thuyết và tính triết luận của Kundera (điều này là rất thường xuyên trong những tiểu thuyết và tiểu luận văn học của ông). Tuy nhiên, tôi đặc biệt lấy làm thích thú một đoạn “ngoại đề”: Ở chương 6 đoạn 17, M.K viết về người thầy dạy nhạc cho M.K lúc ông 13, 14 tuổi. Trước khi bị chuyển đến Terezin (một pháo đài bị Đức Quốc Xã dựng lên làm nhà tù cho người Do Thái ở Tiệp Khắc thời đó), ông vẫn “lớn tiếng suy nghĩ trước một đứa bé về vấn đề kết cấu của tác phẩm nghệ thuật”.
Sự phát minh ra cái hài hước
Bà Grandgousier, đang có thai, ăn món lòng bò nhiều quá đến nỗi phải uống cho một liều thuốc làm se; liều thuốc mạnh tới mức các thùy nhau chùng đi, cái bào thai Gargantua chui vào mạch máu, chạy ngược lên và vọt ra đằng lỗ tai bà mẹ cậu ta. Ngay từ những câu đầu tiên, cuốn sách đã ngả bài: câu chuyện đang kể không phải là chuyện nghiêm túc: tức là: ở đây người ta không khẳng định các chân lý (khoa học hay huyền thoại) ; người ta không làm công việc mô tả các sự kiện đúng như chúng có thật.
Sung sướng thay cái thời Rabelais: chiếc bướm tiểu thuyết nhởn nhơ bay mang theo trên mình nó các mảnh vụn rách của con nhộng. Pantagruel với dáng vẻ khổng lồ của anh còn thuộc về thuở quá khứ của những chuyện kể hoang đường, trong khi Panurge đến từ thời tương lai còn chưa được biết đến của tiểu thuyết. Thời khắc đặc biệt của buổi khai sinh một nghệ thuật mới phú cho cuốn sách của Rabelais một sự phong phú kỳ lạ; mọi thứ đều có ở đó: cái giống thật và cái không giống thật, phúng dụ, châm biếm, những người khổng lồ và những người bình thường, giai thoại, trầm tư, những cuộc du hành có thật và tưởng tượng, những cuộc tranh cãi bác học, những đoạn tán rộng thuần túy mang tính điêu luyện ngôn từ. Nhà tiểu thuyết ngày nay, là kẻ thừa kế của thế kỷ XIX, thèm muốn nuối tiếc cái thế giới hỗn tạp của các nhà tiểu thuyết đầu tiên và niềm tự do vui vẻ mà họ chất đầy trong thế giới ấy.
Giống như Rabelais trong những trang đầu tiên cuốn sách của ông đã cho Gargantua từ lỗ tai bà mẹ rơi xuống giữa thế gian, trong cuốn Những vần thơ quỷ sứ, sau vụ nổ máy bay, hai nhân vật của Salman Rushdie cũng vừa rơi xuống vừa trò chuyện, ca hát và múa may một cách khôi hài và khó tin, trong khi “bên trên, đằng sau, bên dưới họ, trong không trung” các chiếc ghế ngồi có lưng tựa có thể ngả ra được, các chiếc cốc bằng giấy, các mặt nạ dưỡng khí, các hành khách trôi bập bềnh, một hành khách, Gibreel Farishta bơi “trong không trung, theo lối bơi bướm, bơi sải, cuộn tròn mình lại, dang tay dang chân ra trong cái cõi gần như vô tận giữa buổi gần như bình minh đó”, còn người kia, Saladin Chamcha, giống như “một cái bóng thanh mãnh [… ] rơi đầu chúi xuống trước, hai cánh tay ép sát vào thân mình [… ] chiếc mũ quả dưa dính chặt trên đầu”. Cuốn sách mở đầu bằng cách đó, bởi, cũng như Rabelais, Salman Rushdie biết rằng giao ước giữa nhà văn và người đọc phải được thiết lập ngay từ đầu; điều này phải rõ ràng: chuyện kể đây không là nghiêm túc, dầu là những chuyện kinh khủng nhất.
Kết hợp giữa không nghiêm túc và kinh khủng: đây là một cảnh ở Quyển bốn: giữa biển chiếc thuyền của Pantagruel gặp một chiếc tàu của bọn buôn cừu; một tên lái buôn thấy Panurge mặc quần không cài cúc, kính thì buộc trên mũ, tưởng có thể láu cá và gọi anh ta là một kẻ bị cắm sừng. Panurge liền trả thù: anh mua của hắn một con cừu rồi ném xuống biển; quen làm theo con đầu đàn, tất cả các con cừu khác đều nhảy xuống biển. Bọn lái buôn hoảng hốt, bám lấy bộ lông và sừng cừu, bị kéo tuột xuống biển luôn. Panurge cầm một mái chèo, không phải để cứu chúng, mà để ngăn không cho chúng leo lên tàu; anh ta hùng hồn cổ vũ chúng, chứng minh cho chúng thấy những nỗi khốn khổ trên cõi trần, cái hay và hạnh phúc ở thế giới bên kia, khẳng định rằng kẻ chết sung sướng hơn người sống nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng còn chưa chán cảnh sống với người đời, thì anh chúc chúng gặp được một con cá voi nào đấy, như kiểu Jonas1 vậy. Khi bọn chúng đã chết đuối cả rồi, thầy dòng Jean khen ngợi Panurge, chỉ trách anh ta có mỗi điều là đã trả tiền vô ích. Panurge bảo: “Ơn Chúa, tôi được một phen tiêu khiển mà chỉ tốn có năm mươi nghìn fơ-răng!”
…
Mời các bạn đón đọc Những Di Chúc Bị Phản Bội của tác giả Milan Kundera.
Download ebook
Những Di Chúc Bị Phản Bội – Milan Kundera
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Những Di Chúc Bị Phản Bội – Milan Kundera Tweet! Cùng với “Nghệ thuật tiểu thuyết”, “Những di chúc bị phản bội” có thể nói là…