Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim – Lê Thanh Minh
[toc]
Giới thiệu ebook
Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim – Lê Thanh Minh
Tập truyện ngắn Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim gồm có:
- Hoang tưởng
- Người không bình thường
- Tại cái lưỡi câu
- Chân dung một người bạn
- Mùi vị của văn chương
- Người đàn bà và người đàn ông có chiếc lồng chim.
- Say
- Tả ý
- Hoàng hôn – đời người
- Ngộ thật
- Núi thơm
- Cô gái bước ra từ facebook
- Cha con
***
NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ CHIẾC LỒNG CHIM.
Nhâm nhi tách cà phê lúc nâng lên, lúc hạ xuống, khi thì nhấp nhấp, khi lại đưa qua đưa lại mũi hít hà, anh thả hồn tận đẩu tận đâu ra chừng biết thưởng thức lắm. Người ra vào quán nườm nượp anh cũng chả thèm để ý. Ngồi tít trong góc, khuôn mặt nhoà vào bóng tối, chỉ thò ra vạt váy sẫm màu, hoa tím, và chiếc dép hờ hững nơi cổ chân là còn nhìn thấy đủ để nhận ra đấy là một người đàn bà. Anh thong thả rít từng hơi thuốc, những lọn khói hình chữ o nối đuôi nhau từ mồm anh tuôn ra bao trùm cả khoảng không trước mặt. Người đàn bà ngắm nhìn anh từ rất lâu, nhưng chị đâu có ngờ anh cũng nhận ra sự có mặt của chị và quan sát chị khá kỹ. Chỉ có điều anh không biết dụng ý của chị.
* * *
Gần hai mươi năm sau ngày cưới, chị mới được hưởng sự ân ái của người đàn ông, mới được sống đời vợ chồng. Gần hai mươi năm chị sống trong khắc khoải, chờ mong nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi sự cô đơn, lạnh lẽo. Gần hai mươi mùa xuân rủ nhau rời khỏi khuôn mặt của chị, bỏ lại những nếp chân chim nơi đuôi mắt…
Kết quả của sự ái ân muộn mằn là đứa con bị bệnh đao bẩm sinh. Những tưởng “hết cơn bĩ cực đến ngày cam lai”, ngờ đâu ở tuổi về chiều chị lại vất vả nuôi con một mình. Anh đã ra đi cũng vội vã như khi đến gặp và cưới chị. Ngày ấy cả nước có chiến tranh, anh đến với chị không phải vì tình yêu đôi lứa, chỉ đơn giản gia đình anh muốn anh để lại cho chị giọt máu của mình, phòng khi… Chiến tranh chả biết thế nào. Mười người đi dễ có đến quá nửa không trở về. Tối hôm cưới, anh chị ngồi bên nhau nói chuyện cho tới sáng. Chị vẽ ra trong đầu viễn cảnh gia đình hạnh phúc ngày anh trở về, ngày chiến tranh kết thúc.
Ngay lúc bình minh ló rạng, anh khoác ba lô lên, đi một mạch gần hai mươi năm. Lúc anh trở về là thương binh loại đặc biệt cần có người chăm sóc. Nước mắt chị đã chảy, vì hạnh phúc và cũng vì cả đau buồn. Người đàn ông, chồng chị đang ngồi trên xe lăn trước mặt chị đã gửi lại chiến trường đôi chân và một cánh tay của mình. Anh không đẹp trai, chị biết. Người con trai có nước da nâu sậm nắng gió của vùng chiêm trũng, đôi mắt sáng tinh anh được thay bằng người đàn ông có đôi mắt mờ đục, thị lực chỉ còn 2/10 và khuôn mặt bị biến dạng vì những vết thương đã liền sẹo. Sao ông giời lại bất công với chị như vậy, ngoài khóc thầm chị biết làm gì hơn.
Đứa con chị giờ đã đến lúc cần có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân khi chị không còn nữa. Chị nghĩ về điều này từ rất lâu. Nhiều người khuyên chị gửi con vào trại trẻ, chị không đành lòng. Cũng phải, mang nặng đẻ đau dễ gì bảo dứt là dứt đi được. Chưa một giây phút nào chị nghĩ và sống cho riêng mình. Bằng tất cả tình yêu và sức lực, chị dành cả cho con…
* * *
Gần nhà chị có một họa sĩ, hàng ngày thấy anh xách lồng chim ra quán cà phê ngồi một mình, lúc đầu chị cũng không để ý, nhưng rồi đột nhiên trong đầu chị vụt loé lên một ý nghĩ. Tại sao không, có thể lắm chứ, chị sẽ nhờ anh dạy vẽ cho con chị.
Đây là lần thứ bao nhiêu chị âm thầm ngồi trong góc quan sát người mà chị định đem con gửi gắm, chị cũng không nhớ. Chị vẫn chờ cơ hội được nói chuyện với anh về ý định của mình. Chị không dám đường đột.
Trời đứng bóng, cái vạt váy của chị như chìm lẩn vào bóng tối. Con chim đang líu lo gọi bạn trong chiếc lồng anh ngoắc tạm lên cành bằng lăng trước quán. Nó cần tự do, còn chị, chị lại ước ao giá mình là con chim nhỏ trong chiếc lồng của anh thì hay biết mấy. Cuộc đời chả ai giống ai, người ta luôn ước ao cái mình không có mà quên đi cái mình có mà người khác đang ao ước. Cũng giống như chị lúc này vậy. Viển vông, vốn là suy nghĩ của những người đàn bà chịu nhiều cơ cực.
Đang mải theo đuổi những thứ vẽ ra trong đầu, chị giật mình khi giọng anh sát ngay bên cạnh:
– Chị cần gặp tôi có chuyện gì à?
Không hiểu sao anh biết chị cần gặp anh. Bao nhiêu điều, bao nhiêu giả định được chị chuẩn bị để làm quen với anh, chị quên tiệt. Chị ấp úng như người ăn vụng bị bắt quả tang.
– Dạ, anh…
Mà sao chị lại “dạ” nhỉ, chị cũng không biết. Bỗng anh xen vào bằng cái giọng tự tin của người từng trải:
– Có khó gì đâu mà không đoán được người khác chú ý đến mình. Này nhé, không phải một lần chị tình cờ có mặt ở quán khi tôi xuất hiện. Không sớm hơn, cũng không muộn hơn. Chị không có nhu cầu gì ngoài cốc trà Lipton dâu. Ngồi lâu, không đợi bạn, không nói chuyện với ai. Người mà chị quan sát là tôi. Chị biết không, tôi là họa sĩ, nghề của tôi là không bỏ sót bất kỳ một sự thay đổi nhỏ sắc thái nào của người và vật trong phạm vi hai chục mét. Cho dù chị kín đáo ngồi trong góc khuất, lẫn vào bóng tối…cũng vậy. Chắc chị ngạc nhiên khi tôi quan sát chị còn kỹ hơn chị quan sát tôi nhỉ?!
Không đợi chị trả lời, anh kéo ghế ngồi đối diện với chị:
– Nào, bây giờ chị có thể cho tôi biết lý do của chị!
Lý do gì nhỉ?! Ngoài lý do cần thiết là nói thế nào để anh đồng ý truyền nghề cho con chị thì còn lý do nào khác không?! Mặc dù mơ hồ, nhưng chị tin vào giác quan của mình, anh là người đáng tin cậy. Và còn hơn thế anh chính là người mà chị cần tìm cho cuộc đời thiếu hụt của chị.
Chị không nhớ mình đã nói gì với anh, không nhớ một tẹo nào. Anh ngồi trầm ngâm mắt nhìn chị, không, vượt qua chị, nhìn vào bóng tối vô định. Sao người đời có thể ảo tưởng, nông cạn khi nghĩ rằng nghề vẽ là dành cho những người không có khả năng theo đuổi một nghề gì khác, là cái nghề mà vì bần cùng họ mới nghĩ đến. Hồi xưa, cũng có người dắt con đến gặp anh bảo: “Anh có thể dạy cho con tôi thành họa sĩ không, nó chả có khả năng làm được nghề khác vì học hành lỗm bỗm, bữa đực, bữa cái, chả có chữ nào trong đầu”.
Đành rằng có những tài năng không cần qua học hành, nhưng đấy không phải là lý do. Cái chính là người ta quan niệm vẽ không cần chữ, chỉ cần luyện cho đôi tay khéo là được. Anh đã rất giận và từ chối thẳng thừng. “Sao anh biết tôi có thể dạy con anh thành họa sĩ khi trong đầu nó chả có chữ nào?!”. Người đó ngớ ra vài giây rồi bảo: “À thì vẽ chỉ cần nhìn thôi chứ có phải nghĩ đâu, nó sẽ học được, mắt nó sáng lắm”. “Xin lỗi anh, nghề này nghĩ nhiều hơn nhìn nên có lẽ anh chọn nhầm nghề cho con anh rồi!”.
– Anh có khó khăn gì à?
Câu hỏi của chị lôi tuột anh về thực tại.
– Trường hợp con chị rất đặc biệt, chị cho tôi thời gian để suy nghĩ đã nhé!
Chị lúng búng chào anh rồi lặng lẽ rời quán. Nhìn theo bóng chị lẫn vào dòng người anh buông tiếng thở dài. Cái nghề của anh có thật là sang trọng không hay chỉ mình anh nghĩ như thế. Bao niềm vui của sự sáng tạo cùng bao nỗi chán chường, thất vọng của những thất bại hành hạ anh từng đêm. Chúng cũng chính là nguyên nhân vợ anh bỏ anh để chạy theo người đàn ông khác. Phải chăng anh yêu nghệ thuật hơn vợ.
Lúc còn lại một mình bên mâm cơm vô tình theo thói quen anh vẫn sắp ra hai cái bát và hai đôi đũa, mâm cơm nhìn như lệch, cái ghế con bé xíu phía vợ anh vẫn ngồi trống hơ, trống hoác. Lúc này anh bỗng thấy nhớ người đã từng là vợ anh. Bây giờ cô ấy sao rồi nhỉ? Liệu cô có được hạnh phúc không khi ở bên người đàn ông ấy?! Anh không biết.
Vợ chồng anh lấy nhau hơn chục năm mà chưa có mụn con nào. Gia đình anh đều nghĩ vợ anh bị điếc. Họ cũng từng khuyên anh bỏ vợ lấy người khác. Anh bỏ ngoài tai mọi chuyện. Người ta thường bảo đàn bà cùng lúc có thể quan tâm đến nhiều thứ chứ không như đàn ông. Ấy là người ta bảo thế. Anh không có khái niệm một cách rõ ràng về thời gian. Sớm hay tối, mưa hay nắng, nóng hay lạnh, anh chẳng quan tâm. Phải chăng anh chẳng yêu ai ngoài anh và cái sở thích gần như quái đản của anh. Anh có thể nhớ từng chi tiết cái tranh mà anh đã xem qua, nhưng lại không thể biết liệu mình đã ăn cơm chiều rồi hay chưa. Anh có thể ngồi hàng giờ nhìn vào hư vô mà suy tưởng nhưng lại không thể có nổi mươi phút âu yếm người đàn bà là vợ anh. Anh có thể trầm trồ những đường cong tuyệt mỹ của người đẹp thoáng gặp trên đường nhưng lại thờ ơ với người đi bên cạnh. Với anh, những cái tên ngoại quốc như Gaugin, Van Gogh, Picasso thân thương và dễ nhớ hơn tên vợ. Anh chưa bao giờ gọi tên vợ, cũng không gọi “em” như mọi nhà. Anh gọi vợ bằng mày, xưng tao.
Chị trằn trọc mãi quá nửa đêm. Hình bóng người họa sĩ tay cầm lồng chim cứ lởn vởn trong đầu chị. Liệu anh có một chút gì nhớ tới chị không nhỉ? Chắc không đâu. Thật là vớ vẩn, mặt chị nóng lên vì những suy nghĩ táo tợn. Chị mường tượng nằm trong vòng tay của anh. Ôi, hạnh phúc quá, người chị rung lên nhè nhẹ, hơi thở mỗi lúc một nặng…
Hôm nay cái ghế mọi khi chị vẫn ngồi bỏ trống. Không cần nhìn anh cũng biết chị chưa đến. Khoảng tối chỗ chị vẫn ngồi thiếu hụt sự đậm nhạt trở nên vô duyên. Anh không ngoắc lồng chim lên cành bằng lăng trước quán như mọi khi mà để trên đùi, ngón tay luồn qua nan lồng chỉnh lại cái cóng đựng nước. Chú chim như đoán được tâm trạng khác thường của anh nhảy loạn xạ trong lồng kêu chíp chíp. “Yên nào, hôm nay cô ta không đến, tao với mày bây giờ làm gì nhỉ?!” Như hiểu ý, con chim tung mình quặp cái chân nhỏ xíu đậu lên ngón tay anh, lơ láo hết quay phải lại quay trái. Dẫu sao nó vẫn là con chim. Nó không biết nói, dù được nuôi dạy, chăm bẵm tử tế.
Điều chị cần nói với anh, chị đã nói. Còn ước muốn thầm kín trong lòng dù chưa nói nhưng có gặp lại anh cũng chẳng giải quyết ngay được. Chị dắt con đi dạo. Đứa bé đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn chị như hiểu, như không. Hai mẹ con đi sát vào nhau. Bàn tay chị nắm tay nó lúc lỏng lúc chặt. Nó là niềm hạnh phúc duy nhất mà chị có cho đến lúc này mặc dù chưa trọn vẹn. Những giọt nước mắt rời khỏi hàng mi lăn dài trên má chị. Chị thương xót cho số phận của con hay cho sự hẩm hiu của chị. Thật lòng, chị cũng không biết nữa.
Nhâm nhi tách cà phê lúc nâng lên, lúc hạ xuống, khi thì nhấp nhấp, khi lại đưa qua đưa lại mũi hít hà, anh thả hồn tận đẩu tận đâu ra chừng biết thưởng thức lắm. Người ra vào quán nườm nượp anh cũng chả thèm để ý. Ngồi tít trong góc, khuôn mặt nhoà vào bóng tối, chỉ thò ra vạt váy sẫm màu, hoa tím, và chiếc dép hờ hững nơi cổ chân là còn nhìn thấy đủ để nhận ra đấy là một người đàn bà. Anh thong thả rít từng hơi thuốc, những lọn khói hình chữ o nối đuôi nhau từ mồm anh tuôn ra bao trùm cả khoảng không trước mặt. Người đàn bà ngắm nhìn anh từ rất lâu, nhưng chị đâu có ngờ anh cũng nhận ra sự có mặt của chị và quan sát chị khá kỹ. Chỉ có điều anh không biết dụng ý của chị.
* * *
Gần hai mươi năm sau ngày cưới, chị mới được hưởng sự ân ái của người đàn ông, mới được sống đời vợ chồng. Gần hai mươi năm chị sống trong khắc khoải, chờ mong nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi sự cô đơn, lạnh lẽo. Gần hai mươi mùa xuân rủ nhau rời khỏi khuôn mặt của chị, bỏ lại những nếp chân chim nơi đuôi mắt…
Kết quả của sự ái ân muộn mằn là đứa con bị bệnh đao bẩm sinh. Những tưởng “hết cơn bĩ cực đến ngày cam lai”, ngờ đâu ở tuổi về chiều chị lại vất vả nuôi con một mình. Anh đã ra đi cũng vội vã như khi đến gặp và cưới chị. Ngày ấy cả nước có chiến tranh, anh đến với chị không phải vì tình yêu đôi lứa, chỉ đơn giản gia đình anh muốn anh để lại cho chị giọt máu của mình, phòng khi… Chiến tranh chả biết thế nào. Mười người đi dễ có đến quá nửa không trở về. Tối hôm cưới, anh chị ngồi bên nhau nói chuyện cho tới sáng. Chị vẽ ra trong đầu viễn cảnh gia đình hạnh phúc ngày anh trở về, ngày chiến tranh kết thúc.
Ngay lúc bình minh ló rạng, anh khoác ba lô lên, đi một mạch gần hai mươi năm. Lúc anh trở về là thương binh loại đặc biệt cần có người chăm sóc. Nước mắt chị đã chảy, vì hạnh phúc và cũng vì cả đau buồn. Người đàn ông, chồng chị đang ngồi trên xe lăn trước mặt chị đã gửi lại chiến trường đôi chân và một cánh tay của mình. Anh không đẹp trai, chị biết. Người con trai có nước da nâu sậm nắng gió của vùng chiêm trũng, đôi mắt sáng tinh anh được thay bằng người đàn ông có đôi mắt mờ đục, thị lực chỉ còn 2/10 và khuôn mặt bị biến dạng vì những vết thương đã liền sẹo. Sao ông giời lại bất công với chị như vậy, ngoài khóc thầm chị biết làm gì hơn.
Đứa con chị giờ đã đến lúc cần có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân khi chị không còn nữa. Chị nghĩ về điều này từ rất lâu. Nhiều người khuyên chị gửi con vào trại trẻ, chị không đành lòng. Cũng phải, mang nặng đẻ đau dễ gì bảo dứt là dứt đi được. Chưa một giây phút nào chị nghĩ và sống cho riêng mình. Bằng tất cả tình yêu và sức lực, chị dành cả cho con…
* * *
Gần nhà chị có một họa sĩ, hàng ngày thấy anh xách lồng chim ra quán cà phê ngồi một mình, lúc đầu chị cũng không để ý, nhưng rồi đột nhiên trong đầu chị vụt loé lên một ý nghĩ. Tại sao không, có thể lắm chứ, chị sẽ nhờ anh dạy vẽ cho con chị.
Đây là lần thứ bao nhiêu chị âm thầm ngồi trong góc quan sát người mà chị định đem con gửi gắm, chị cũng không nhớ. Chị vẫn chờ cơ hội được nói chuyện với anh về ý định của mình. Chị không dám đường đột.
Trời đứng bóng, cái vạt váy của chị như chìm lẩn vào bóng tối. Con chim đang líu lo gọi bạn trong chiếc lồng anh ngoắc tạm lên cành bằng lăng trước quán. Nó cần tự do, còn chị, chị lại ước ao giá mình là con chim nhỏ trong chiếc lồng của anh thì hay biết mấy. Cuộc đời chả ai giống ai, người ta luôn ước ao cái mình không có mà quên đi cái mình có mà người khác đang ao ước. Cũng giống như chị lúc này vậy. Viển vông, vốn là suy nghĩ của những người đàn bà chịu nhiều cơ cực.
Đang mải theo đuổi những thứ vẽ ra trong đầu, chị giật mình khi giọng anh sát ngay bên cạnh:
– Chị cần gặp tôi có chuyện gì à?
Không hiểu sao anh biết chị cần gặp anh. Bao nhiêu điều, bao nhiêu giả định được chị chuẩn bị để làm quen với anh, chị quên tiệt. Chị ấp úng như người ăn vụng bị bắt quả tang.
– Dạ, anh…
Mà sao chị lại “dạ” nhỉ, chị cũng không biết. Bỗng anh xen vào bằng cái giọng tự tin của người từng trải:
– Có khó gì đâu mà không đoán được người khác chú ý đến mình. Này nhé, không phải một lần chị tình cờ có mặt ở quán khi tôi xuất hiện. Không sớm hơn, cũng không muộn hơn. Chị không có nhu cầu gì ngoài cốc trà Lipton dâu. Ngồi lâu, không đợi bạn, không nói chuyện với ai. Người mà chị quan sát là tôi. Chị biết không, tôi là họa sĩ, nghề của tôi là không bỏ sót bất kỳ một sự thay đổi nhỏ sắc thái nào của người và vật trong phạm vi hai chục mét. Cho dù chị kín đáo ngồi trong góc khuất, lẫn vào bóng tối…cũng vậy. Chắc chị ngạc nhiên khi tôi quan sát chị còn kỹ hơn chị quan sát tôi nhỉ?!
Không đợi chị trả lời, anh kéo ghế ngồi đối diện với chị:
– Nào, bây giờ chị có thể cho tôi biết lý do của chị!
Lý do gì nhỉ?! Ngoài lý do cần thiết là nói thế nào để anh đồng ý truyền nghề cho con chị thì còn lý do nào khác không?! Mặc dù mơ hồ, nhưng chị tin vào giác quan của mình, anh là người đáng tin cậy. Và còn hơn thế anh chính là người mà chị cần tìm cho cuộc đời thiếu hụt của chị.
Chị không nhớ mình đã nói gì với anh, không nhớ một tẹo nào. Anh ngồi trầm ngâm mắt nhìn chị, không, vượt qua chị, nhìn vào bóng tối vô định. Sao người đời có thể ảo tưởng, nông cạn khi nghĩ rằng nghề vẽ là dành cho những người không có khả năng theo đuổi một nghề gì khác, là cái nghề mà vì bần cùng họ mới nghĩ đến. Hồi xưa, cũng có người dắt con đến gặp anh bảo: “Anh có thể dạy cho con tôi thành họa sĩ không, nó chả có khả năng làm được nghề khác vì học hành lỗm bỗm, bữa đực, bữa cái, chả có chữ nào trong đầu”.
Đành rằng có những tài năng không cần qua học hành, nhưng đấy không phải là lý do. Cái chính là người ta quan niệm vẽ không cần chữ, chỉ cần luyện cho đôi tay khéo là được. Anh đã rất giận và từ chối thẳng thừng. “Sao anh biết tôi có thể dạy con anh thành họa sĩ khi trong đầu nó chả có chữ nào?!”. Người đó ngớ ra vài giây rồi bảo: “À thì vẽ chỉ cần nhìn thôi chứ có phải nghĩ đâu, nó sẽ học được, mắt nó sáng lắm”. “Xin lỗi anh, nghề này nghĩ nhiều hơn nhìn nên có lẽ anh chọn nhầm nghề cho con anh rồi!”.
– Anh có khó khăn gì à?
Câu hỏi của chị lôi tuột anh về thực tại.
– Trường hợp con chị rất đặc biệt, chị cho tôi thời gian để suy nghĩ đã nhé!
Chị lúng búng chào anh rồi lặng lẽ rời quán. Nhìn theo bóng chị lẫn vào dòng người anh buông tiếng thở dài. Cái nghề của anh có thật là sang trọng không hay chỉ mình anh nghĩ như thế. Bao niềm vui của sự sáng tạo cùng bao nỗi chán chường, thất vọng của những thất bại hành hạ anh từng đêm. Chúng cũng chính là nguyên nhân vợ anh bỏ anh để chạy theo người đàn ông khác. Phải chăng anh yêu nghệ thuật hơn vợ.
Lúc còn lại một mình bên mâm cơm vô tình theo thói quen anh vẫn sắp ra hai cái bát và hai đôi đũa, mâm cơm nhìn như lệch, cái ghế con bé xíu phía vợ anh vẫn ngồi trống hơ, trống hoác. Lúc này anh bỗng thấy nhớ người đã từng là vợ anh. Bây giờ cô ấy sao rồi nhỉ? Liệu cô có được hạnh phúc không khi ở bên người đàn ông ấy?! Anh không biết.
Vợ chồng anh lấy nhau hơn chục năm mà chưa có mụn con nào. Gia đình anh đều nghĩ vợ anh bị điếc. Họ cũng từng khuyên anh bỏ vợ lấy người khác. Anh bỏ ngoài tai mọi chuyện. Người ta thường bảo đàn bà cùng lúc có thể quan tâm đến nhiều thứ chứ không như đàn ông. Ấy là người ta bảo thế. Anh không có khái niệm một cách rõ ràng về thời gian. Sớm hay tối, mưa hay nắng, nóng hay lạnh, anh chẳng quan tâm. Phải chăng anh chẳng yêu ai ngoài anh và cái sở thích gần như quái đản của anh. Anh có thể nhớ từng chi tiết cái tranh mà anh đã xem qua, nhưng lại không thể biết liệu mình đã ăn cơm chiều rồi hay chưa. Anh có thể ngồi hàng giờ nhìn vào hư vô mà suy tưởng nhưng lại không thể có nổi mươi phút âu yếm người đàn bà là vợ anh. Anh có thể trầm trồ những đường cong tuyệt mỹ của người đẹp thoáng gặp trên đường nhưng lại thờ ơ với người đi bên cạnh. Với anh, những cái tên ngoại quốc như Gaugin, Van Gogh, Picasso thân thương và dễ nhớ hơn tên vợ. Anh chưa bao giờ gọi tên vợ, cũng không gọi “em” như mọi nhà. Anh gọi vợ bằng mày, xưng tao.
Chị trằn trọc mãi quá nửa đêm. Hình bóng người họa sĩ tay cầm lồng chim cứ lởn vởn trong đầu chị. Liệu anh có một chút gì nhớ tới chị không nhỉ? Chắc không đâu. Thật là vớ vẩn, mặt chị nóng lên vì những suy nghĩ táo tợn. Chị mường tượng nằm trong vòng tay của anh. Ôi, hạnh phúc quá, người chị rung lên nhè nhẹ, hơi thở mỗi lúc một nặng…
Hôm nay cái ghế mọi khi chị vẫn ngồi bỏ trống. Không cần nhìn anh cũng biết chị chưa đến. Khoảng tối chỗ chị vẫn ngồi thiếu hụt sự đậm nhạt trở nên vô duyên. Anh không ngoắc lồng chim lên cành bằng lăng trước quán như mọi khi mà để trên đùi, ngón tay luồn qua nan lồng chỉnh lại cái cóng đựng nước. Chú chim như đoán được tâm trạng khác thường của anh nhảy loạn xạ trong lồng kêu chíp chíp. “Yên nào, hôm nay cô ta không đến, tao với mày bây giờ làm gì nhỉ?!” Như hiểu ý, con chim tung mình quặp cái chân nhỏ xíu đậu lên ngón tay anh, lơ láo hết quay phải lại quay trái. Dẫu sao nó vẫn là con chim. Nó không biết nói, dù được nuôi dạy, chăm bẵm tử tế.
Điều chị cần nói với anh, chị đã nói. Còn ước muốn thầm kín trong lòng dù chưa nói nhưng có gặp lại anh cũng chẳng giải quyết ngay được. Chị dắt con đi dạo. Đứa bé đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn chị như hiểu, như không. Hai mẹ con đi sát vào nhau. Bàn tay chị nắm tay nó lúc lỏng lúc chặt. Nó là niềm hạnh phúc duy nhất mà chị có cho đến lúc này mặc dù chưa trọn vẹn. Những giọt nước mắt rời khỏi hàng mi lăn dài trên má chị. Chị thương xót cho số phận của con hay cho sự hẩm hiu của chị. Thật lòng, chị cũng không biết nữa.
Tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017
Mời các bạn đón đọc Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim của tác giả Lê Thanh Minh.
Download ebook
Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim – Lê Thanh Minh
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim – Lê Thanh Minh Tweet! Tập truyện ngắn Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có…