Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi – Bạch Lạc Mai

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi – Bạch Lạc Mai

[toc]


Giới thiệu ebook

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi – Bạch Lạc Mai


Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi là cuốn tản văn vô cùng sâu lắng của Bạch Lạc Mai. Cuốn tản văn lấy đề tài là chuyện đời khuynh thành của nữ văn sĩ kỳ tài Trương Ái Linh nhưng qua đó, là bức tranh muôn màu của cuộc sống, của xưa và nay, của cũ và mới. Từng câu từng chữ của Bạch Lạc Mai vừa nhẹ nhàng vừa trầm lắng, vừa hoa lệ vừa lạnh lùng đem đến cho người đọc một thứ cảm giác hết sức đặc biệt. Văn chương như suối, chảy trôi tới đâu là tưới mát lòng người tới đó.

Nước lạnh sông lặng, trăng sáng sao thưa.

Trước khi hạ màn, tôi bỗng khóc. Có lẽ chúng ta đều nên giữ một trái tim lương thiện, coi đời này là kiếp cuối cùng, chờ đợi trên con đường duyên phận sẽ đi qua, tôn trọng từng đoạn tình cảm mà khó khăn mới có được. Phải biết rằng, giữa ngàn vạn người, gặp được người mà bạn muốn, phải tu duyên phận biết bao năm!Năm tháng bất tận, ly hợp phút chốc.

Bởi vì thấu hiểu, cho nên từ bi.

***

Niên Phả Của Trương Ái Linh

Năm 1920: Chào đời

Ngày 30 tháng 9, Trương Ái Linh chào đời ở Thượng Hải. Nguyên quán Phong Nhuận Hà Bắc, tên tục là Trương Anh, năm 10 tuổi đổi thành Trương Ái Linh, từng dùng bút danh Lương Kinh.

Ông nội là Trương Bội Luân, tên tự là Ấu Tiều, một tên tự khác là Thằng Am, đỗ tiến sĩ thời Đồng Trị, đại biểu nổi tiếng của “Thanh Lưu phái”[1]. Bà ngoại là Lý Cúc Ngẫu, con gái của Trung đường Lý Hồng Chương – tâm phúc của Từ Hy thái hậu.

[1] Một đảng phái chính trị trong nội bộ giai cấp thống trị vào thời Quang Tự nhà Thanh, hình thành vào những năm 70 của thế kỷ 19, đương thời do quân cơ đại thần Lý Hồng Chương vì cảm thấy phái Dương vụ ở phòng quân cơ chiếm đa số, lo sợ thế lực cô lẻ, cho nên đã lung lạc một đám ngự sử và hàn lâm xung quanh mình, phô trương thanh thế, còn gọi là Thanh Lưu đảng.

Cha là Trương Đình Trọng (Chí Nghi) là thiếu gia của gia đình quan lại cũ, sống nhờ di sản của tổ tiên để lại. Mẹ là Hoàng Dật Phạn (Hoàng Tố Quỳnh) là con gái của Hoàng Quân Môn ở Nam Kinh, một phụ nữ tiên tiến thời thượng.

Năm 1921: 1 tuổi

Em trai Trương Tử Tĩnh ra đời.

Năm 1922: 2 tuổi

Cùng cha mẹ chuyển đến ở căn nhà cũ của họ Trương ở Tô giới Pháp thuộc Thiên Tân.

Năm 1925: 5 tuổi

Mẹ cùng cô là Trương Mậu Uyên đi du học Pháp.

Năm 1926: 6 tuổi

Sau khi mẹ đi, cha đón “dì hai” về ở trong nhà. Người thiếp của cha vốn là kỹ nữ, biệt danh Cô Tám. Sau khi vào nhà họ Trương tính tình nóng nảy ghê gớm, thường xuyên cãi cọ vì những chuyện vặt vãnh, sau bị đuổi đi.

Trong nhà mời thầy tư về dạy Trương Ái Linh và em trai, Trương Ái Linh bắt đầu tiếp nhận nền giáo dục tư thục, đọc thuộc kinh thư, thường xuyên khổ sở vì không đọc thuộc được sách vở.

Năm 1928: 8 tuổi

Cả gia đình lại từ Thiên Tân đi tàu đến Thượng Hải. Trương Ái Linh đọc lại Tây du ký trong khoang thuyền. Viết truyện ngắn Làng quê hạnh phúc.

Năm 1930: 10 tuổi

Mùa xuân, sau khi cha khỏi bệnh, trở lại thói cũ, không chịu đưa tiền sinh hoạt phí, để mẹ phải chi tiền, hai người cãi nhau kịch liệt. Cuối cùng đề nghị ly hôn.

Mùa hạ đến mùa thu, Trương Ái Linh nhập học trường Tiểu học Hoàng thị của Thượng Hải, chính thức đổi tên thành Trương Ái Linh.

Năm 1931: 11 tuổi

Mùa thu, học trường Nữ sinh St’s Maria của Thượng Hải.

Năm 1932: 12 tuổi

Được đăng truyện ngắn Cô gái bất hạnh, đây là tác phẩm đầu tiên được đăng trên tập san Phượng Tảo của trường Nữ sinh St’s Maria, cũng là truyện ngắn duy nhất.

Năm 1933: 13 tuổi

Trong một năm này, Trương Ái Linh đã vẽ một bức hoạt họa, gửi đăng báo Đại Mỹ văn báo của Thượng Hải, nhận được năm đồng nhuận bút của tòa soạn báo gửi cho mình, cô đã mua cho mình một cây son nhỏ hiệu Đan Kỳ.

Tản văn Muộn màng đăng trên tập san Phượng Tảo của trường Nữ sinh St’s Maria.

Trương Ái Linh bắt đầu viết truyện dài, viết tiểu thuyết chương hồi trường thiên Hồng lâu mộng hiện đại giống như phái uyên ương hồ điệp.

Năm 1934: 14 tuổi

Mùa hạ, nhập học trường Trung học St’s Maria.

Năm 1936: 16 tuổi

Tản văn Mưa thu đăng trên tập san Phượng Tảo của trường Nữ sinh St’s Maria.

Năm 1937: 17 tuổi

Tùy bút Bàn về tương lai của hoạt hình được đăng trên tập san Phượng Tảo của trường nữ sinh St’s Maria.

Mùa hạ, Trương Ái Linh tốt nghiệp trường trung học nữ sinh Maria.

Mẹ về nước vì chuyện du học của Trương Ái Linh. Trương Ái Linh đề nghị với cha cho đi du học Anh, bị cha mẹ kế mắng chửi.

Vì tránh đạn pháo của giặc Nhật, Trương Ái Linh đến ở nhà mẹ, sau khi về nhà bị mẹ kế và cha đánh đập thậm tệ. Ngày hôm sau, người cô Trương Mậu Uyên đến khuyên nhủ, cũng bị đánh đến nỗi phải nhập viện. Trương Mậu Uyên và anh trai từ đây tuyệt giao không qua lại. Trương Ái Linh bị cha nhốt giam trong nhà suốt một mùa thu và một mùa đông.

Năm 1938: 18 tuổi

Trước Tết m lịch, nhân lúc người hầu không chú ý, Trương Ái Linh trốn khỏi nhà cha, đến ở cùng mẹ. Người hầu gái chăm sóc cô từ nhỏ Hà Can cũng bị liên lụy, mẹ kế đem tất cả đồ đạc cá nhân của Trương Ái Linh chia cho người khác.

Vì từ nhỏ chưa từng sống tự lập, nên khi Trương Ái Linh bộc lộ sự chậm chạp, ngớ ngẩn trong phương diện thường thức cuộc sống như đối nhân xử thế, nhận biết đồ vật, khiến mẹ cô rất thất vọng, bèn cho cô thời gian hai năm để học cách thích nghi với hoàn cảnh. Bà đề xuất, nếu như cô lấy chồng thì không cần bằng cấp; còn nếu muốn học hành, thì sẽ không có tiền cho cô chưng diện. Sau khi suy nghĩ, Trương Ái Linh quyết định học tập, đầu tiên nhập học để ôn tập, mẹ cô liền mời thầy giáo tiếng Anh về phụ đạo cho cô, chuẩn bị đăng ký thi vào đại học London nước Anh. Cuối cùng, tuy cô đỗ Đại học London, nhưng vì chiến tranh lên cao nên không thể đi học.

Năm 1939: 19 tuổi

Đỗ Đại học Hương Cảng, khoa nghiên cứu Văn học.

Mùa đông năm này, hoặc đầu năm sau, tham gia cuộc thi viết do tạp chí Tây Phong Thượng Hải tổ chức, đề tài “… của tôi”, Trương Ái Linh dự thi với bài viết Giấc mơ thiên tài của tôi.

Năm 1940: 20 tuổi

Ngày 16 tháng 4, nguyệt san Tây Phong tiết lộ, Giấc mơ thiên tài của Trương Ái Linh đạt giải nhất, nhưng khi công bố chính thức, bài dự thi của cô được chấm giải ba, đăng trên Tây Phong số tháng Tám. Sau đó, Giấc mơ thiên tài của cô được lấy làm tên cho cuốn sách tập hợp cái bài viết, xuất bản tại Nhà xuất bản Tây Phong.

Tại Đại học Hương Cảng, quen với bạn học Viêm Anh, hai người làm bạn suốt cả cuộc đời.

Năm 1941: 21 tuổi.

Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, quân Nhật xâm lược Hương Cảng. Cô trải qua toàn bộ quá trình Hương Cảng bị bao vây, tham gia công tác “thủ thành”, sau khi đình chiến làm y tá tại bệnh viện lâm thời của trường đại học.

Năm 1942: 22 tuổi

Sau khi Hương Cảng thất thủ, Đại học Hương Cảng ngừng giảng dạy, Trương Ái Linh chưa tốt nghiệp nhưng về Thượng Hải ngay trong nửa cuối của năm đó.

Về tới Thượng Hải, tham gia thi Đại học St’s John, vì điểm quốc văn không qua, nên lại nhập học ôn tập quốc văn. Bắt đầu dùng tiếng Anh sáng tác một loạt bài phê bình điện ảnh và tản văn. Viết bình luận phim kịch cho tạp chí tiếng Anh Báo Thames, như các tác phẩm Chuyện mẹ chồng nàng dâu, Chiến tranh thuốc phiện, Thu ca, Muôn hồng nghìn tía, Mượn ngân đăng… Cũng viết Cuộc sống và trang phục Trung Quốc cho tạp chí tiếng Anh Thế kỷ hai mươi do người Đức sáng lập.

Năm 1943: 23 tuổi

Tháng 5, Vụn trầm hương: Lư hương thứ nhất được đăng tải trên nguyệt san Tử La Lan. Trương Ái Linh mời Chu Sấu Quyên đến nhà chơi, cũng người cô Trương Mậu Uyên bày tiệc trà kiểu Tây để cảm ơn.

Tháng 6, Vụn trầm hương: Lư hương thứ hai đăng trên nguyệt san Tử La Lan.

Tháng 7, gặp mặt Kha Linh trong phòng biên tập của tạp chí Vạn Tượng tại một căn nhà kiểu gia đình trong một ngõ nhỏ, Trương Ái Linh đưa truyện ngắn Tâm kinh cho Kha Linh và từ đây đã kết tình bạn sâu đậm với Kha Linh.

Cùng tháng đó, truyện ngắn Trà hoa nhài đăng trên kỳ 4 quyển 11, nguyệt san Tạp chí.

Cùng tháng đó, tản văn Cuối cùng vẫn là người Thượng Hải đăng trên kỳ 5, quyển 11, nguyệt san Tạp chí.

Tháng 8 – tháng 9, truyện ngắn Tâm kinh, đăng trên kỳ 2, 3 nguyệt san Vạn Tượng.

Tháng 9 – tháng 10, tiểu thuyết Mối tình khuynh thành đăng trên kỳ 6, 7, quyển 11, nguyệt san Tạp chí.

Tháng 11 – tháng 12, tiểu thuyết Cái gông vàng chia làm hai lần, đăng trên kỳ 12, kỳ 14 nguyệt san Tạp chí.

Tháng 12, tản văn tùy bút Canh y ký đăng trên kỳ 34, tạp chí Cổ Kim.

Năm 1944: 24 tuổi.

Tháng 1 – tháng 6, tiểu thuyết Chuỗi liên hoàn đăng từ kỳ 7 đến kỳ 10, nguyệt san Vạn Tượng.

Tháng 3, tiểu thuyết Hoa tàn đăng trên kỳ 5, quyển 12, nguyệt san Tạp chí.

Tháng 5 đến tháng 7, tiểu thuyết Hoa hồng nhung và hoa hồng bạch đăng từ kỳ 2 – kỳ 4, quyển 12, nguyệt san Tạp chí.

Khoảng mùa hạ sang mùa thu, Trương Ái Linh và Hồ Lan Thành kết hôn. Không tổ chức nghi thức hôn lẽ, chỉ viết giấy chứng hôn làm bằng: “Hồ Lan Thành và Trương Ái Linh ký kết trọn đời, kết làm vợ chồng, nguyện khiến năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình yên”. Viêm Anh là người làm chứng.

Năm 1945: 25 tuổi

Tháng 3 – tháng 6, tiểu thuyết Thế kỷ sáng tạo đăng trên kỳ 6, quyển 14, và kỳ 1 – kỳ 3, quyển 15, nguyệt san Tạp chí. Đối thoại giữa Tô Thanh và Trương Ái Linh do Ngô Giang Phong ghi chép và chỉnh lý đăng trên nguyệt san Tạp chí, kỳ 6 quyển 14.

Tháng 4, tản văn Tốt lành đăng trên nguyệt san Tạp chí, kỳ 1 quyển 15.

Cùng tháng, tản văn Cô cô ngữ lục đăng trên nguyệt san Tạp chí, kỳ 2 quyển 15.

Ngày 15 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 2 tháng 9, quân Nhật ký tên vào nghi thức đầu hàng. Hán gian Hồ Lan Thành bị truy nã, đổi tên thành Trương Gia Nghi để trốn tránh.

Năm 1946: 26 tuổi

Tháng 2, Hồ Lan Thành nhằm trốn truy nã, ẩn nấp quanh khu vực Hàng Châu Ôn Châu, sống chung với một cô gái thôn quê là Phạm Tú Mỹ. Trương Ái Linh đến đây thăm Hồ Lan Thành, xảy ra tranh cãi, quay trở về Thượng Hải, năm sau quan hệ giữa cô và Hồ Lan Thành tan vỡ.

Năm 1947: 27 tuổi

Tháng 4, tản văn Duyên hoa lệ đăng trên nguyệt san Đại gia. Kịch bản bộ phim Mối tình bất diệt được Công ty Văn hóa điện ảnh Thượng Hải đưa lên màn ảnh, Tang Hồ làm đạo diễn.

Tháng 5 – tháng 6, tiểu thuyết Bao nhiêu hận (cải biên từ Mối tình bất diệt) đăng trên nguyệt san Đại gia, kỳ 2, kỳ 3.

Tháng 11, tuyển tập tiểu thuyết Truyền kỳ (bản có chỉnh sửa) do Công ty Sách Sơn Hà Thượng Hải xuất bản. Trên cơ sở bản in lần thứ nhất, thêm vào 6 tác phẩm mới, lần lượt là Lưu tình, Hồng loan hỷ, Hoa hồng nhung và hoa hồng bạch, Đợi, Những ngày quế chưng và nỗi sầu thu của A Xíu, ngoài ra còn có lời nói đầu Vài lời nói với độc giả, lời bạt Ngày đêm Trung Quốc. Trang bìa do Viêm Anh thiết kế.

Ly hôn với Hồ Lan Thành.

Năm 1948: 28 tuổi

Dùng bút danh Lương Kinh đăng tải Mười tám mùa xuân trên tờ Diệc báo Thượng Hải.

Năm 1950: 30 tuổi

Tháng 7, Thượng Hải mở đại hội đại biểu giới văn học nghệ thuật lần thứ nhất, nhận được sự quan tâm của Hạ Diễn, Trương Ái Linh nhận lời tham gia, ngồi hàng ghế sau cùng, giữa những đại biểu mặc đồ Trung Quốc màu xám hoặc xanh, cô mặc sườn xám, bên ngoài còn khoác một chiếc áo nhung màu trắng, trông cực kỳ nổi bật.

Năm 1951: 31 tuổi

Tháng 11, Mười tám mùa xuân do Nhà xuất bản Diệc báo Thượng Hải xuất bản bản in lẻ.

Tháng 11 đến tháng 1 năm sau, truyện vừa Tiểu Ngải đăng tải bản thứ ba trên Diệc báo.

Năm 1952: 32 tuổi

Đến Hương Cảng, đơn xin học lại tại Đại học Hương Cảng được chấp nhận. Sau khi đến đây, làm việc ở Sở Tin tức của Mỹ đóng tại Hương Cảng. Viết kịch bản phim Tiểu nhi nữ, Nam Bắc hỷ tương phùng. Phiên dịch Ông già và biển cả, Tuyển tập Emerson, Bảy tiểu thuyết lớn của nước Mỹ (bộ phận)… Quen biết Sở trưởng Sở thông tin Mỹ MarCathy, và vợ chồng Tống Kỳ (bút danh Lâm Dĩ Lượng) sống ở Hương Cảng.

Năm 1953: 33 tuổi

Bản tiếng Anh Ương ca xuất bản tại Mỹ, các tuần san Thời báo New York, Phê bình văn nghệ Thứ Sáu, Thời đại của Mỹ liên tục đăng bài phê bình.

Năm 1954: 34 tuổi

Truyện dài Ương ca và Mối tình vùng đất đỏ liên tục đăng tải trên Thế giới ngày nay của Hương Cảng. Mối tình vùng đất đỏ do Thế giới ngày nay xuất bản thành các bản in lẽ bằng tiếng Trung và tiếng Anh.

Tháng 7, Truyền kỳ đổi tên thành Tuyển tập truyện ngắn Trương Ái Linh do Nhà xuất bản Thiên Phong Thượng Hải xuất bản.

Cha Trương Đình Trọng qua đời trong năm này.

Năm 1955: 35 tuổi

Mùa thu, lên tàu Tổng thống Cleveland rời Hương Cảng đến Mỹ.

Năm 1956: 36 tuổi

Tháng 2, nhận được Giải thưởng sáng tác Edward Mac Dowell Colony, chuyển đến khu Pietro bang New Hampshire phía Đông Bắc Bộ nước Mỹ, ở đây trong hai năm.

Tại đây, bà quen biết với nhà văn Ferdinang Reyer. Tháng 8, kết hôn với Reyer ở New York.

Năm 1957: 37 tuổi

Tháng 1, tiểu thuyết Chuyện thời Ngũ Tứ (bản tiếng Anh và tiếng Trung) đăng trên Tạp chí văn học kỳ 5, quyển 1 do Hạ Tê An của Đài Bắc chủ biên.

Mẹ qua đời ở nước Anh.

Năm 1958: 38 tuổi

Viết kịch bản các phim Tình trường như chiến trường, Vận đào hoa, Nhân tài lưỡng bắc cho Công ty Điện ảnh Điện Mậu của Hương Cảng.

Năm 1961: 41 tuổi.

Tháng 10, để sáng tác kịch bản Hồng lâu mộng đã đến Hương Cảng. Đi qua Đài Loan, gặp mặt và đàm thoại với các tác gia trẻ trong trường đại học Đài Loàn do MarCathy sắp xếp, như: Bạch Tiên Dũng, Vương Văn Hưng, u Dương Tử, Trần Nhược Hy, Vương Trinh Hòa… lại đến Hoa Liên, Bình Đông, quan sát phong tục tập quán dân tộc và các điệu múa của vùng sơn cước này.

Tháng 10, Reyer bị đột quỵ ở Mỹ. Được tin bệnh tình của Reyer ổn định trở lại, không còn nguy hiểm nữa, bà lại đi máy bay sang Hương Cảng.

Tháng 11, cải biên các kịch bản phim Nam Bắc một nhà thân, Một điệu khó quên, Nam Bắc hỷ tương phùng cho Công ty Điện ảnh Điện Mậu Hương Cảng.

Năm 1962: 42 tuổi

Đầu năm, về nước Mỹ, cùng chồng di dân đến Washington, dựa theo các bộ phim Hollywood, cải biên xong kịch bản Nam Bắc hỷ tương phùng gửi đến Hương Cảng, nhưng vì kịch bản bị thất lạc, nên không được dựng thành phim.

Năm 1966: 46 tuổi

Tháng 4, bản in lẻ Oán nữ do Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Loan xuất bản.

Năm 1967: 47 tuổi

Bắt đầu dịch Hoa trên biển liệt truyện sang tiếng Anh. Tại thư viện Harvard – Yenching, đọc rất nhiều bản khác nhau của Hồng lâu mộng và tất cả những trước tác nghiên cứu liên quan, bắt đầu nghiên cứu Hồng lâu mộng.

Tháng 10, Reyer bệnh nặng qua đời ở Boston.

Nhận lời mời làm tác giả công tác tại trường Radclife ở New York, nước Mỹ.

Tiểu thuyết dài bằng tiếng Anh The Rouge of the North (tức Oán nữ được xuất bản ở London, nước Anh).

Năm 1968: 48 tuổi

Truyện dài Thu ca, Tuyển tập truyện ngắn Trương Ái Linh, Lời đồn được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Loan xuất bản.

Năm 1969: 49 tuổi

Bán sinh duyên được Nhà xuất bản Hoàng Quán xuất bản.

Tạp chí Hoàng Quán cho đăng Hồng lâu mộng chưa hoàn thành.

Chuyển sang nghiên cứu học thuật, nhậm chức tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học California, phân hiệu Berkerley.

Năm 1972: 52 tuổi

Phiên dịch Ông già và biển cả (Ernest Hemingway), được Nhà xuất bản Thế giới ngày nay Hương Cảng xuất bản.

Hồng lâu mộng chưa hoàn thành được đăng trên nguyệt san Tuyển tập nghiên cứu Hồng lâu mộng kỳ 40, quyển 30 của Ấu sư nguyệt san học thuật tùng thư do Nhà xuất bản nghiên cứu văn nghệ Ấu Sư Đài Bắc ấn hành.

Năm 1973: 53 tuổi

Nguyệt san Văn nghệ Ấu Sư đăng tải Sơ bình Hồng lâu mộng.

Mùa thu năm này, Trương Ái Linh di cư đến Los Angeles.

Năm 1974: 54 tuổi

Phụ san của Thời báo Trung Quốc đăng Đàm khán thư, Đàm khán thư hậu ký.

Năm 1975: 55 tuổi

Dịch xong Hoa trên biển liệt truyện.

Tạp chí Hoàng Quán đăng Làm rõ hai điều về Hồng lâu mộng.

Năm 1976: 56 tuổi

Tuyển tập truyện ngắn và tản văn Trương khán (Cách nhìn của Trương Ái Linh) xuất bản bởi Nhà xuất bản Hoàng Quán. Thu nhập thêm các bài viết Nhớ Hồ Thích tiên sinh, Đàm khán thư, Đàm khán thư hậu ký, và gộp cả những sáng tác tản văn cũ Lời đồn sáng tác trong thời kỳ Thượng Hải thất thủ, Cô cô ngữ lục, Bàn luận về sáng tác, Giấc mơ thiên tài, hai bộ tiểu thuyết chưa hoàn thành Vòng liên hoàn, Thế kỷ sáng tạo, cùng một bài tự truyện. Trang bìa do chính Trương Ái Linh thiết kế.

Báo Liên hợp đăng Làm rõ ba điều về Hồng lâu mộng, Trương khán tự truyện.

Năm 1977: 57 tuổi

Tác phẩm Hồng lâu mộng yểm tốn mười năm tâm huyết nghiên cứu Hồng học, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hoàng Quán.

Năm 1979: 59 tuổi

Thời báo Trung Quốc cho đăng Sắc Giới.

Năm 1981: 61 tuổi

Bản bình chú Hoa trên biển bằng chữ Quốc ngữ do Nhà xuất bản tạp chí Hoàng Quán Đài Bắc xuất bản. Dịch tất cả những đoạn đối thoại bằng phương ngữ Ngô ngữ trong nguyên tác Hoa trên biển (Hàn Tử Vân sáng tác) sang tiếng quốc ngữ, thêm phần bình chú, đồng thời xóa bỏ bốn hồi trong 64 hồi của nguyên tác thành 60 hồi, có lời tựa và phần hậu ký sau khi dịch.

Năm 1982: 62 tuổi

Tháng 2, đăng Về tiếng cười vết lệ, trên tạp chí hay báo nào không rõ, sau đưa vào tập Tục tập.

Năm 1983: 63 tuổi

Tháng 6, tập kịch bản tiểu thuyết Võng nhiên ký do nhà xuất bản Hoàng Quán xuất bản. Đưa vào thêm các truyện ngắn như Sắc Giới, Ngọn sóng phù hoa, Niềm vui gặp gỡ, n Bảo Diễm tống hoa lầu hội của những năm bốn mươi (thêm phần Đoạn kết), Bao nhiêu hận (thêm phần Lời nói đầu), kịch bản phim Tình trường như chiến trường. (Phần đầu sách có Lời tựa).

Năm 1984: 64 tuổi

Tháng 1, Vài vấn đề của Hoa trên biển (Lời tựa bản tiếng Anh) đăng trên Phụ san Báo Liên hợp Đài Bắc.

Toàn tập tư liệu Trương Ái Linh (Đường Văn Biểu chủ biên) do Công ty hữu hạn Sự nghiệp văn hóa xuất bản Thời báo Đài Bắc xuất bản. Thu nhập rất nhiều tranh ảnh, sơ cáo tiểu thuyết và những tác phẩm văn chương nghiên cứu có liên quan của Trương Ái Linh.

Năm 1986: 66 tuổi

Tháng 2, tập truyện ngắn Truyền kỳ do Nhà xuất bản Văn học Nhân Dân in lại và xuất bản, có đính kèm chân dung tác giả ở phía trước.

Tháng 12 đến tháng 1 năm sau, Tiểu Ngải đăng tải liên tục trên Phụ san của Báo Liên hợp Đài Loan.

Năm 1987: 67 tuổi

Dư vận xuất bản bởi Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Bắc, đưa thêm vào tản văn sáng tác thời kỳ trước đó như Tân ký, Tôn giáo của người Trung Quốc, Quyển thủ ngọc chiều và những thứ khác, Song thanh, Khí đoản tình trường và những thứ khác, Tôi đọc Tô Thanh, Duyên hoa lệ, truyện ngắn Tiểu Ngải, hai truyện sau cùng có chút sửa đổi.

Năm 1988: 68 tuổi

Tục tập xuất bản bởi Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Bắc. Đưa vào thêm các tác phẩm, tản văn viết sau thập niên 50, như Về tiếng cười vết lệ, Lông dê mọc trên mình dê, Dì họ dì nhỏ và những thứ khác, Bàn về ăn uống và sự ảo tưởng, Bản quốc ngữ Hoa trên biển kèm phần Hậu ký, kịch bản phim Tiểu nhi nữ, Hồn quay về trời Ly Hận, truyện ngắn Chuyện thời Ngũ Tứ bản tiếng Trung và tiếng Anh, ngoài ra còn có lời tựa.

Năm 1989: 69 tuổi

Tháng 5, kịch bản Thái thái vạn tuế liên tục đăng tải trên Báo Liên hợp Đài Bắc.

Năm 1990: 70 tuổi

Phụ san ngày 9 tháng 2 của Báo Liên hợp Đài Bắc đăng tải Bánh nướng bỏ lò.

Năm 1991: 71 tuổi.

Tháng 6, người cô Trương Mậu Uyên qua đời ở Thượng Hải.

Tháng 7, Trương Ái Linh toàn tập do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất bản Văn học Hoàng Quán Đài Loan xuất bản.

Năm 1994: 74 tuổi.

Đối chiếu tập được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Bắc xuất bản giống như một loại sách toàn tập về Trương Ái Linh.

Năm 1995: 75 tuổi

Ngày 8 tháng 9, một tuần sau khi Trương Ái Linh chết trong căn hộ chung cư ở Los Angeles được phát hiện. Báo chí ở Hương Cảng, Đài Loan và đại lục lũ lượt đưa tin. Ngày 19 di thể được hỏa táng.

Ngày 30 tháng 9, người bạn tốt lúc sinh thời của bà là Hoa kiều quốc tịch Mỹ Hạ Chí Thanh, Trương Thác, Lâm Thức Đồng, Trương Tín Sinh, Cao Toàn Chi… tổ chức lễ truy điệu cho bà. Sau khi truy điệu, tro cốt của bà được rắc xuống Thái Bình Dương.

Mời các bạn đón đọc Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi của tác giả Bạch Lạc Mai.

Download ebook

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi – Bạch Lạc Mai


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi – Bạch Lạc Mai Tweet! Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi là cuốn tản văn vô cùng…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose