Hiểu Nghèo Thoát Nghèo – Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo – Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee

[toc]


Giới thiệu ebook

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo – Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee


 

Sáu tuổi, Esther lần đầu biết tới thành phố Calcutta qua tập truyện tranh về Mẹ Teresa. Thành phố này chật chội tới mức mỗi người chỉ có gần 1 mét vuông để ở. Trong đầu em hiện lên hình ảnh một thành phố rộng lớn như bàn cờ với những ô vuông 30×30 kẻ thẳng trên mặt đất. Ô nào cũng chằng chịt dấu chân người. Khi đó Esther chưa biết mình và vùng đất ấy sẽ có mối nhân duyên gì.

Cuối cùng vào năm hai tư tuổi, khi đang là sinh viên trường đại học MIT, Esther thực sự đặt chân đến Calcutta. Trên đường vào thành phố, cô thoáng thất vọng trước những gì mình nhìn thấy qua cửa kính xe taxi. Không gian trống ở khắp nơi – cây cối, thảm cỏ, những lề đường trống trải. Tất cả những người khốn khổ được vẽ sống động trong tập truyện tranh kia đâu rồi? Họ đi đâu cả rồi?

Sáu tuổi, Abhijit đã biết người nghèo sống ở đâu. Họ sống trong những căn nhà xiêu vẹo đổ nát sau lưng nhà em ở Calcutta. Hình như đám trẻ con nhà nghèo lúc nào cũng dư dả thời gian chơi đùa và chơi trò gì cũng siêu. Mỗi lần chơi bắn bi, bi của Abhijit cuối cùng thế nào cũng chui tọt vào túi quần cộc rách rưới của bọn trẻ nhà nghèo. Abhijit vô cùng ghen tị.

Người nghèo hay bị đóng khung vào những mô tuýp rập khuôn. Khuynh hướng này tồn tại từ rất lâu, kể từ khi đói nghèo xuất hiện. Trong các học thuyết xã hội cũng như trong văn chương, hình ảnh người nghèo được khắc họa như sau: không lười biếng thì dám nghĩ dám làm, không cao quý thì trộm cắp, không giận dữ thì thụ động, không vô vọng thì tự lực cánh sinh. Ứng với suy nghĩ định kiến đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi quan điểm chính sách cũng chỉ quẩn quanh những công thức đơn giản: “Thị trường tự do cho người nghèo”, “Thực hiện nhân quyền thực sự”, “Giải quyết mâu thuẫn trước”, “Bơm nhiều tiền hơn nữa cho những người bần cùng”, “Viện trợ nước ngoài bóp chết phát triển”, đại loại như vậy. Những quan điểm này không sai nhưng đáng ra người nghèo nên được nhìn nhận như những con người bình thường. Họ cũng như chúng ta, cũng có hy vọng và hoài nghi, hạn chế và khát khao cùng biết bao hoang mang và tin tưởng. Tuy nhiên, dù có được đoái hoài tới, người nghèo vẫn chỉ hiện lên đầy kịch tính như nhân vật chính của một vở bi kịch hay câu chuyện vượt lên số phận nào đó, để được thương hại hoặc khâm phục, chứ không phải để được nhìn nhận như những người cần được tư vấn về điều họ suy nghĩ, mong muốn hay thực hiện.

Người ta thường xuyên nhầm lẫn kinh tế học về tình trạng nghèo đói với kinh tế học về người nghèo. Vì người nghèo hầu như chẳng có tài sản gì, nên ta hay cho rằng chẳng có gì để bàn về đời sống kinh tế của họ. Đây là nhầm lẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu, vì nếu vấn đề bị lầm tưởng là đơn giản thì giải pháp sẽ bị đơn giản hóa. Chính sách chống đói nghèo là lĩnh vực đầy rẫy những giải pháp có vẻ màu nhiệm nhưng trong thực tế chẳng mấy hiệu quả. Để tìm ra giải pháp thực sự, chúng ta cần bỏ thói quen biến người nghèo thành những nhân vật như trên hoạt hình, dành thời gian nghiêm túc tìm hiểu về cuộc sống của họ với tất cả sự phức tạp và đa dạng ẩn sâu bên trong. Đó là những gì chúng tôi cố gắng thực hiện trong vòng mười lăm năm qua.

Như hầu hết những người làm công tác nghiên cứu khác, chúng tôi xây dựng học thuyết và quan sát dữ liệu. Nhưng thực chất công việc này đòi hỏi phải dành hàng tháng, hàng năm trời trên hiện trường, làm việc với các nhà hoạt động phi chính phủ (NGO) và quan chức chính phủ, nhân viên y tế và các tổ chức tài chính vi mô. Công việc này đưa chúng tôi đến những thung lũng và ngôi làng nơi người nghèo sinh sống, hỏi han họ và tìm kiếm dữ liệu. Cuốn sách này sẽ không thể ra đời nếu không nhờ vào lòng tốt của những người chúng tôi đã gặp. Họ luôn tiếp đón nồng nhiệt, mặc dù chúng tôi thường xuất hiện như những vị khách không mời. Họ kiên nhẫn trả lời câu hỏi dù đôi khi chưa thật rõ ràng mạch lạc; chúng tôi đã được chia sẻ nhiều câu chuyện.[1]

Quay trở lại văn phòng, nhớ lại những câu chuyện này khi phân tích dữ liệu, chúng tôi vừa phấn khởi vừa bối rối, cố gắng khớp điều mắt thấy tai nghe vào những mô hình đơn giản mà các nhà kinh tế học phát triển và các chuyên gia chính sách (thường là phương Tây hoặc được đào tạo ở phương Tây) vẫn hay nghĩ về cuộc sống của người nghèo. Thông thường khi tìm được bằng chứng xác đáng, chúng tôi sẽ đánh giá lại hoặc thậm chí loại bỏ những học thuyết hiện có. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng tìm hiểu chính xác tại sao những học thuyết đó thất bại, và cần điều chỉnh ra sao để những học thuyết đó mô tả thế giới này đúng đắn hơn. Quyển sách này ra đời từ những điều chỉnh đó, là nỗ lực của chúng tôi nhằm xâu chuỗi một câu chuyện hợp lý về cuộc sống của người nghèo.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những người bần cùng trên thế giới. Tại 50 quốc gia mà hầu hết người nghèo tập trung sinh sống, chuẩn nghèo bình quân là 16 rupi Ấn Độ mỗi người mỗi ngày.[2] Theo đánh giá của chính phủ các nước, những người sống dưới mức tối thiểu đó được gọi là nghèo. Nếu quy đổi theo tỉ giá hối đoái hiện hành, 16 rupi tương đương với 36 xu Mỹ. Nhưng vì vật giá ở hầu hết các nước đang phát triển đều rẻ hơn, do đó nếu tính theo giá ở Mỹ, thì người nghèo cần nhiều tiền hơn để mua những món tương đương tại Ấn Độ, cụ thể là 99 xu. Do vậy, để hình dung cuộc sống của người nghèo, ta phải tưởng tượng mình sống ở Miami hay Modesto với 99 xu mỗi ngày cho hầu hết các nhu cầu thiết yếu (không tính chi phí nhà cửa). Điều này không dễ dàng – chẳng hạn như ở Ấn Độ với số tiền tương đương, người ta có thể mua được 15 trái chuối nhỏ hay gần 1,5 ký gạo xấu. Liệu có thể sống với chỉ chừng đó tiền? Trên toàn thế giới vào năm 2005, 865 triệu người (13% dân số thế giới) phải sống trong tình cảnh đó.

Điều ngạc nhiên là người nghèo chẳng có gì khác biệt. Họ cũng có những khát khao và hạn chế như chúng ta; và cũng biết suy xét như bất kỳ ai. Họ hầu như chẳng có gì, chính điều này khiến người nghèo cẩn trọng hơn mỗi khi đưa ra quyết định. Họ phải xoay xở rất khéo với tiền bạc chỉ để tiếp tục tồn tại. Nhưng cuộc sống của họ và chúng ta như nước sông với nước giếng. Điều khác biệt ở đây ắt hẳn có liên quan đến những khía cạnh cuộc sống mà ta luôn cho là chuyện đương nhiên và hầu như chẳng bao giờ nghĩ đến.

Sống với 99 xu mỗi ngày đồng nghĩa với việc tiếp cận thông tin bị hạn chế – báo chí, tivi, và sách vở đều mất tiền mua – và do đó thường người ta sẽ không được biết những điều mà phần còn lại của thế giới nghiễm nhiên biết tới, chẳng hạn vắc xin có thể phòng bệnh sởi cho trẻ em. Việc này chẳng khác gì sống trong một thế giới không dành cho mình. Đa số người nghèo không có lương, chứ chưa nói tới chế độ hưu trí được trích ra từ khoản lương đó. Họ phải quyết định chuyện giấy tờ phức tạp mà không thể suy xét cẩn thận, vì ngay cả chữ i tờ còn chưa đọc sõi. Người ta có thể làm được gì với thẻ bảo hiểm y tế vốn không đủ chi trả cho những căn bệnh mà họ thậm chí không thể gọi tên? Người ta vẫn đi bầu cử mặc dù kinh nghiệm cho thấy hệ thống chính trị không gì ngoài những hứa hẹn không bao giờ thành hiện thực. Họ cũng chẳng có nơi nào an toàn để cất tiền, vì phí dịch vụ gửi tiết kiệm ở ngân hàng thậm chí nhiều hơn lãi tiền gửi.

Tất cả đều cho thấy người nghèo cần nhiều kỹ năng, bản lĩnh và phải kiên định hơn mới phát huy năng lực và đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình. Trong khi đó, những chi phí lặt vặt, rào cản và sơ suất nhỏ nhặt mà hầu hết chúng ta hay bỏ qua lại có tác động không hề nhỏ tới cuộc sống của họ.

Không dễ thoát nghèo, nhưng nếu cứ tin tưởng vào điều có thể và sự giúp đỡ có định hướng rõ ràng (một chút thông tin, một cú huých) đôi khi lại có tác dụng to lớn ngoài mong đợi. Ngược lại, nếu đặt kỳ vọng nhầm chỗ hay không đủ lòng tin khi cần, có thể ta sẽ không vượt qua được những rào cản tưởng chừng như nhỏ bé. Sử dụng đúng đòn bẩy sẽ mang lại những thay đổi to lớn, nhưng rất khó biết được đòn bẩy đó nằm ở đâu. Và trên hết là chẳng có một đòn bẩy nào có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Hiểu nghèo thoát nghèo là cuốn sách về ngành kinh tế học có nội dung phong phú, ra đời từ những hiểu biết sâu sắc về đời sống kinh tế của người nghèo. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều kiểu học thuyết, cho biết không chỉ những gì người nghèo có thể đạt được, mà còn vì sao họ cần được thúc đẩy, và phải “đẩy” vào đâu. Mỗi chương sách sẽ mô tả cách tìm kiếm nhằm phát hiện những vấn đề nổi cộm, và chỉ ra cách khắc phục. Chúng tôi bắt đầu từ những khía cạnh thiết yếu của cuộc sống gia đình: người nghèo mua cái gì, họ làm gì để giải quyết vấn đề học hành của con cái, sức khỏe của bản thân, con cái hoặc cha mẹ họ; họ muốn có bao nhiêu đứa con v.v… Tiếp đó chúng tôi sẽ giải thích bằng cách nào thị trường và các thể chế tác động tới người nghèo; Liệu họ có thể vay mượn, tự cứu mình, và đảm bảo cuộc sống trước những nguy cơ mà họ phải đối mặt? Chính phủ có thể làm gì, và khi nào thì chính phủ không giúp được gì cho họ. Xuyên suốt cuốn sách, nhiều vấn đề cơ bản sẽ được lật đi lật lại. Có cách nào để người nghèo tự cải thiện cuộc sống không, và điều gì đang ngăn trở họ làm việc đó? Phải chăng bắt đầu sẽ tốn kém hơn, hay bắt đầu thì dễ mà duy trì mới khó? Sao có thể tốn kém như vậy? Liệu người ta có nhận biết được cốt lõi của an sinh phúc lợi không? Nếu không, thì vì sao họ gặp khó khăn khi tìm hiểu về điều đó?

Thông qua Hiểu nghèo thoát nghèo, cuộc sống của người nghèo và những lựa chọn mà họ phải đối mặt sẽ cho chúng ta biết cách đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới. Nó giúp chúng ta hiểu, chẳng hạn như tại sao tài chính vi mô lại hữu ích dù không hề là phép màu như một số người vẫn nghĩ; tại sao người nghèo thường lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe hại nhiều hơn lợi; tại sao nhiều trẻ con nhà nghèo đi học hết năm này sang năm khác nhưng vẫn không tiếp thu được gì; tại sao người nghèo không muốn có bảo hiểm y tế. Và nó cũng phần nào cho thấy tại sao nhiều giải pháp được cho là thần kỳ trước đây nay đều thất bại. Cuốn sách này cũng sẽ nói nhiều về những điều người ta hy vọng: tại sao trợ cấp về mặt danh nghĩa có thể đem lại hiệu quả thực sự; làm thế nào để bảo đảm thị trường tốt hơn; tại sao nguyên tắc “càng ít càng tốt” có thể đúng trong giáo dục; tại sao việc làm tốt quan trọng đối với tăng trưởng. Và quan trọng nhất, nó làm sáng tỏ tại sao cần phải hy vọng và không ngừng học hỏi, tại sao phải tiếp tục cố gắng mỗi khi thách thức tưởng như quá sức chịu đựng. Thành công không phải lúc nào cũng xa xôi như ta tưởng.

***
CÁNH CỬA MỞ RỘNG
 
Tủ sách hợp tác giữa
nhà toán học Ngô Bảo Châu,
nhà văn Phan Việt
với Nhà xuất bản Trẻ
 
Tủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu.

Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội – kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành.

***
Abhijit Banerjee và Esther Duflo là những người tiên phong trong việc sử dụng phương pháp thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên vào kinh tế học phát triển. Thông thường, phương pháp này được dùng trong y học để đo tác dụng của thuốc. Những thử nghiệm của họ đã đem đến những câu trả lời, đôi khi bất ngờ, cho những câu hỏi cụ thể, ví dụ như: tài chính vi mô có thực sự là liêu thuốc thần kỳ giúp người nghèo thoát nghèo hay không; người nghèo ở châu Phi không dùng màn tẩm thuốc chống côn trùng có phải vì màn được phát miễn phí hay không; năng suất lao động của người nghèo bị hạn chế có phải vì họ đói hay không? Thay vì chỉ dựa vào hệ thống lý luận của kinh tế vĩ mô, Banerjee và Duflo cho rằng rất cần đo đạc tính hiệu quả của các chính sách cụ thể thông qua thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Những quan sát, thử nghiệm, nghiên cứu của Banerjee và Duflo đang làm thay đổi sâu sắc quan niệm trong chính sách giúp người nghèo thoát nghèo của các tổ chức quốc tế về hỗ trợ. Những phát hiện của họ có ảnh hưởng lên chính sách hỗ trợ phát triển của chính phủ Mỹ, và của những quỹ từ thiện lớn trong đó có Bill and Melinda Gates Foundation.

Cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo mô tả lại một số nghiên cứu và thử nghiệm của Banerjee và Duflo. Phần đầu của cuốn sách thuật lại câu chuyện về những con người cụ thể trong những tình huống cụ thể. Người nghèo thực sự nghĩ như thế nào và và lựa chọn của họ ảnh hưởng như thế nào đến thành công, thất bại của các chính sách xóa đói giảm nghèo. Phần cuối của cuốn sách, các tác giả đưa ra một số đề xuất cụ thể mà theo họ có ảnh hưởng tích cực nhất.

Để giúp một tỉ người đói trên thế giới và hàng tỉ người sống dưới mức nghèo khổ, một trái tim nhân từ, một quyết tâm chính trị sắt đá có lẽ không đủ, cần hơn là một tư duy khoa học dựa trên kiểm chứng thực nghiệm. Chỉ với những chính sách đã được kiểm chứng qua thực nghiệm, xã hội mới có thể sử dụng những tài nguyên kinh tế ít ỏi của mình để giúp người nghèo thoát nghèo một cách hiệu quả nhất.
 

Mời các bạn đón đọc Hiểu Nghèo Thoát Nghèo của tác giả Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee.

Download ebook

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo – Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Hiểu Nghèo Thoát Nghèo – Esther Duflo & Abhijit V. Banerjee Tweet!   Sáu tuổi, Esther lần đầu biết tới thành phố Calcutta qua tập truyện…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose