Pháo Đài Trắng – Orhan Pamuk

Pháo Đài Trắng – Orhan Pamuk

[toc]


Giới thiệu ebook

Pháo Đài Trắng – Orhan Pamuk


Pháo đài Trắng, cuốn tiểu thuyết mang lại tên tuổi cho Orhan Pamuk, là câu chuyện về một học giả trẻ tuổi người Ý. Bị cướp biển bắt ở giữa Venice và Naples, anh bị đem ra bán đấu giá ở chợ nô lệ Istanbul. Một nhà bác học Thổ Nhĩ Kỳ muốn học hỏi các tiến bộ khoa học và tri thức phương Tây đã mua anh về. Nhưng rồi họ khi họ bị ràng buộc bởi những tội lỗi và bí mật của nhau, khi mối quan hệ của họ trở nên ngày càng phức tạp, cả chủ nhân và nô lệ bỗng phát hiện ra rằng họ đều là thành viên của quân đội Hoàng gia, và rằng cả hai đều đang trong cuộc hành trình rồi cuối cùng sẽ dẫn họ tới Pháo đài Trắng.

 ***

Nhận định
 
“Một ngôi sao mới đang lên ở phương Đông—Orhan Pamuk. Pháo đài Trắng là một trong số rất ít những tiểu thuyết tạo ra được một thế giới hoàn chỉnh và độc lập bằng tài năng khác thường… Ông là một người kể chuyện tài hoa như Sê-hê-ra-zát vậy.” – New York Times

“Lịch lãm và có sức nặng… Sẽ không ngoa chút nào nếu so sánh Pamuk với Kafka và Calvino; cũng nghiêm túc như thế, cũng duyên dáng, cũng tinh tế như vậy. Ta có mọi bằng chứng về điều đó” – Independent

“Tiểu thuyết gia tiên phong của Thổ Nhĩ Kỳ và ở bất cứ đâu cũng là một trong những nhân vật thú vị nhất trong làng văn… Một người kể chuyện hàng đầu.” Times Literary Supplement

“Pháo đài Trắng tuyệt vời không phải bởi nó đã tái hiện một thời đại, mà vì nó đã khám phá bí mật cá nhân con người và trên hết vì Pamuk đã gói gọn những suy tư đó trong một câu chuyện đơn giản đến nhường ấy.” – Guardian

‘Một cuốn sách kỳ lạ và tài tình về sự đau đớn trong quá trình tự khám phá bản thân. Và trong suốt thiên tiểu thuyết, người ta có thể chứng kiến sự pha trộn siêu việt của những gì Pamuk thực sự thấy bằng con mắt của một kẻ quá hướng về Tây phương trong khi bề ngoài lại quá thiên về Trung Đông. Trong khoảnh khắc, Đông- Tây đã gặp gỡ.” New York Times

‘Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Orhan Pamuk về những ảnh hưởng ngoại lai… đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn điềm tĩnh và thành kiến một cách tao nhã vào kết quả của phát tán văn hóa. Tác phẩm phảng phất âm hưởng của Calvino, nhưng cách viết và thế giới quan của tác giả lại gần hơn với Kazuo Ishiguro.” – Independent

***
Mùa Hè năm 1982, tôi tìm được tập bản thảo viết tay ấy dưới đáy một chiếc rương bụi bặm ở Gebze (một thành phố gần Istanbul, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ), khi lục lọi hàng tuần theo thói quen trong đám “hồ sơ” lộn xộn của chính quyền thành phố, ngập đầy những sắc lệnh, chiếu chỉ, văn tự, biên bản tòa án và các báo cáo công vụ. Với tấm bìa trang nhã bằng thứ giấy vân cẩm thạch có những hoa văn mơ hồ, gợi nhớ về giấc mộng nào đó, được viết bằng nét chữ rõ ràng, dễ đọc, tập bản thảo ấy nổi bật hẳn lên giữa đám công văn giấy tờ bạc phếch và lập tức khiến tôi chú ý. Bàn tay ai đó, chắc là có chủ ý, muốn khêu gợi tính tò mò của tôi, đã viết trên trang thứ nhất cái tựa đề: “Con nuôi người thợ làm chăn”. Tôi hài lòng đọc nhanh hết tập sách mà bên lề các trang giấy có những hình người đầu bé xíu vẽ bởi bàn tay con trẻ, mặc những bộ y phục đính chi chít cúc. Tập bản thảo khiến tôi rất thích thú, nhưng vì lười chép lại, nên lợi dụng sự tin cậy của người nhân viên, vốn rất trọng nể tôi và chẳng hề theo dõi, tôi giấu nó vào trong cặp, đơn giản là tôi đã đánh cắp quyển sách ấy trong đám giấy tờ mà ngay cả vị kaimakam (người đứng đầu một tỉnh hoặc một khu vực (tiếng Thổ) trẻ tuổi cũng không dám gọi là “hồ sơ lưu trữ”. Thời gian đầu, tôi đọc đi đọc lại quyển sách nhiều lần mà không biết phải làm gì với nó. Sự hoài nghi của tôi đối với lịch sử vẫn còn chưa hết, nhưng tôi chú ý đến bản thảo không chỉ từ phương diện khoa học, văn hóa hoặc lịch sử, mà còn bởi rất thích lối hành văn của nó. Rồi điều đó khiến tôi phải nghĩ về tác giả của bản thảo. Khi tôi và các đồng sự buộc phải rời trường Đại học Tổng hợp, tôi quay về nghề cũ của ông tôi, vốn là một người từng xuất bản các bách khoa thư, và chính khi đó tôi đã nghĩ tới chuyện đưa một bài về tác giả tập bản thảo mà tôi tìm được vào cuốn bách khoa thư Những người nổi tiếng mà tôi phụ trách phần lịch sử.

Tôi bắt đầu dành cho việc đó tất cả những giây phút rảnh rỗi, ngoại trừ thời gian làm bách khoa thư và nhậu nhẹt. Tôi tra cứu các nguồn tư liệu về giai đoạn ấy và thấy một số sự kiện được phản ánh trong sách không tương ứng với thực tế lịch sử. Chẳng hạn, trong thời gian năm năm Koprulu (Pasha Koprulu Mehmet (1575-1661): đại tể tướng dưới triều Mehmet IV) giữ chức tể tướng, đúng là ở Istanbul đã xảy ra một trận đại hỏa hoạn, điều đó cũng được phản ánh trong các tư liệu thành văn, nhưng trận dịch hạch được bản thảo đề cập đến, mà lại lây lan rộng đến mức tưởng chừng như đáng được ghi vào lịch sử, thì trong các văn bản ấy lại chẳng có lời nào nhắc đến. Tên tuổi nhiều vị đại thần được nêu không đúng, hoặc nhầm lẫn, một số vị bị thay tên đổi họ. Họ tên của các vị đại sư chiêm tinh không tương ứng vởi tên họ ghi trong Biên niên sử vủa triều đình, nhưng tôi không chú tâm lắm vào những chi tiết này, vì cho rằng đây là chủ ý của tác giả. Mặt khác, phần lớn các sự kiện lịch sử nêu trong bản thảo đều được khẳng định, có một số sự kiện còn trùng hợp khá chi tiết, chẳng hạn như vụ ám sát đại sư chiêm tinh Huseyn Etendi, diễn ra trong chuyến đi săn thỏ của hoàng đế Mehmet IV (Mehmet IV (1642-1693): vị sultan thứ 19 của đế quốc Ottoman (1299- 1923), tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, trị vì trong quãng thời gian 1648-1687), tại khu rừng gần cung điện Mirahor, điều đó cũng được sử gia Naimai ((1655-1716): nhà sử học Ottoman) nhắc đến. Tôi cho rằng tác giả bản thảo hẳn là một người mơ mộng và ham đọc sách, khi làm việc đã sử dụng các tư liệu tương ứng, đã đọc vô số sách vở và sau đó đưa một số chi tiết vào các ghi chép của mình. Những trước tác của Evlyia Chelebi mà tác giả có nhắc đến, rõ ràng là chỉ được ông ta đọc lướt, nhưng qua bản thảo thì chẳng rõ hai người có quen biết nhau hay không. Tôi vẫn không mất hy vọng tìm ra dấu vết của tác giả, nhưng các truy cứu trong những thư viện Istanbul đã khiến cho niềm hy vọng đó tan thành mây khói. Tôi không kiếm được một tài liệu hay quyển sách nào đã hiến tặng hoàng đế Mehmet IV trong khoảng thời gian từ năm 1652 đến năm 1680, cả ở thư viện trong cung điện Topkapi (cung điện hoàng gia ở Istanbul – thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, nay là Viện Bảo tàng) cũng như các thư viện khác mà tôi đồ rằng chúng có thể đã được chuyển đến. Tài liệu duy nhất mà tôi đã gặp được trong các thư viện ấy là công trình của “nhà thư pháp thuận tay trái”, được nhắc đến trong bản thảo. Tôi cố gắng theo dõi số phận của những công trình ấy, gửi vô số thư từ đến các trường đại học tổng hợp Ittaly, nhưng chỉ nhận được những hồi âm bực mình, còn những mưu toan tìm kiếm trong các nghĩa địa Gebze, Jennethisar và Uskudar con người đã viết nên cuốn sách mà không lưu lại tên họ mình đều chẳng mang lại kết quả mong muốn. Tôi chấm dứt các cuộc tìm kiếm và ngồi viết một bài cho bách khoa thư, dựa trên nội dung của bản thảo. Đunrg như tôi đoán trước, bài viết không được chấp nhận, không phải vì nó thiếu cơ sở khoa học, mà bởi người tôi đề cập đến là một nhân vật khuyết danh.

Có thể chính vì thế mà mối quan tâm của tôi đối với quyển sách lại càng lớn hơn. Thậm chí tôi còn muốn thôi việc, mặc dù tôi rất yêu công việc và các đồng nghiệp của mình. Có thời, gặp ai tôi cũng nói về quyển sách, như thể không phải tôi phát hiện được, mà chính tôi đã viết ra nó. Để khêu gợi chú ý, tôi nói về ý nghĩa biểu trưng của quyển sách đó, nói rằng nó giống với hiện thực ngày nay, rằng càng đọc quyển sách ấy tôi càng hiểu thêm thời đại bây giờ. Sau những lời như vậy, đám thanh niên, chủ yếu là những người quan tâm đến chính trị, các mối quan hệ Đông-Tây và nền dân chủ đã chú ý đến quyển sách đó, nhưng chẳng bao lâu sau những người trẻ tuổi ấy, cũng như bạn bè tôi, đã quên lãng nó. Một ông giáo sư, bạn của tôi, đã đọc xong cuốn sách vì tôi chèo kéo, khi mang trả có nói rằng những câu chuyện như thế đầy rẫy trong các bản thảo chồng chất tại những ngôi nhà gỗ cũ kĩ trên các ngõ phố Istanbul. Cư dân của những ngôi nhà đó, nếu coi sách là Thánh thư Koran, thì sẽ cất nó lên nóc tủ, còn không, họ sẽ xé rời từng tờ ra để nhóm bếp lò.

Và thế là, đọc đi đọc lại bản thảo hết lần này đến lần khác, được khích lệ bởi một cô gái đeo kính, điếu thuốc không lúc nào rời môi, tôi quyết định đem nó đi xuất bản. Độc giả sẽ thấy rằng khi dịch ra tiếng Thổ hiện đại, tôi đã không hề chú trọng đến phong cách, tôi cứ đọc vài câu trong nguyên bản để trên bàn, sau đó tôi đi sang một phòng khác, đến bên chiếc bàn khác, nơi tờ giấy trắng đang đợi, tôi ngồi xuống ghế và cố gắng diễn đạt nội dung vừa đọc bằng ngôn ngữ thời nay. Nhan đề quyển sách không do tôi đặt ra, mà là của nhà xuất bản đã đồng ý in nó, Chắc có người sẽ hỏi tôi, có ý nghĩa gì đặc biệt trong những lời đề từ in ở trang nhất hay không. Tôi cho rằng, thói quen tìm kiếm một mối liên hệ nào đó trong tất cả mọi thứ là căn bệnh của thời đại chúng ta. Và chính bởi cũng ngả theo căn bệnh chung ấy, tôi đã cho xuất bản câu chuyện này.
 

FARUK DARVINOGL

Mời các bạn đón đọc Pháo Đài Trắng của tác giả Orhan Pamuk.

Download ebook

Pháo Đài Trắng – Orhan Pamuk


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Pháo Đài Trắng – Orhan Pamuk Tweet! Pháo đài Trắng, cuốn tiểu thuyết mang lại tên tuổi cho Orhan Pamuk, là câu chuyện về một học…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose