Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam

Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam

[toc]


Giới thiệu ebook

Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam


Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến Hội Tam Điểm Pháp, và một phần Hội Tam Điểm Mỹ, hai quốc gia có nhiều mối liên quan đến Việt Nam. Đặc biệt là Hội Tam Điểm Pháp bởi nước Pháp gắn chặt với quá trình cai trị thuộc địa Đông Dương, nhiều thành viên Hội Tam Điểm lại là nòng cốt trong chính quyền thuộc địa Pháp, nên có thể nói sự có mặt của những thành viên Tam Điểm đã đóng vai trò nhất định trong sự bình định và khai hóa thuộc địa.

Cuốn sách có thể còn thiếu sót, do nhiều tư liệu bị đốt, hoặc bị đem đi tiêu hủy khi nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, và bởi tình hình chính trị ở Việt Nam có nhiều biến động qua các thời kỳ. Mặc dù Pháp đã rời bỏ Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ, Mỹ cũng phải ra đi gần hơn mươi năm trước, nhưng nhiều gia đình tại Việt Nam vẫn ngại cung cấp thông tin, và né tránh nhắc đến ông cha họ vì sợ bị hiểu lầm.

Thời gian đã trôi qua, đại đa số những thành viên Tam Điểm đầu tiên đã về cõi tiên. Việc nhìn nhận vai trò của họ trong lịch sử Việt Nam lúc giao thời giữa hai nền văn hóa là điều cần thiết và cũng để xóa bỏ những hận thù, hiềm khích, hiểu nhầm do chiến tranh gây ra. Những thành viên Tam Điểm Việt Nam đầu tiên đã đóng góp rất lớn trong lĩnh vực văn hóa, văn học và đặc biệt cho công cuộc đòi lại chủ quyền, độc lập dân tộc mà triều đình nhà Nguyễn đã để rơi vào tay thực dân Pháp.

Trần Thu Dung
***

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

Việc từ chối kết nạp những người bản xứ vào Tam Điểm là hiển nhiên. Khi đã coi ai là thấp hèn hơn mình thì sự bình đẳng và dân chủ rất khó thực thi. Cũng như ở các thuộc địa khác của Pháp như Congo Brazzaville và Bắc Phi, việc kết nạp người bản xứ là cả một vấn đề. Ở Việt Nam vấn đề này càng trở nên nóng hổi, vì các phong trào nổi dậy đòi độc lập ngay từ ngày đầu của chế độ thực dân, nên huynh đệ Tam Điểm rất ái ngại. Các nước châu Phi, vốn nhu mì và “dễ bảo” hơn. Đám “An Nam cứng đầu” không muốn làm nô lệ vì bản thân đất Việt có một nền văn hóa lâu đời, và một truyền thống đấu tranh giành độc lập.

 Năm 1946, tướng Leclerc được cử ra Hà Nội để lo giữ Bắc kỳ, ông đề nghị khôi phục lại Tam Điểm tại Hà Nội, chi nhánh Tình huynh đệ Bắc kỳ được Eugène Berthet khôi phục lại. Các hội khác ở Hà Nội ngừng hoạt động hoàn toàn, một số hoạt động yếu ớt do tình hình căng thẳng, không an toàn để hội họp. Năm 1952, Thẩm Hoàng Tín, một thành viên Tam Điểm, lúc đó được bầu làm Thị trưởng, đã đề nghị các huynh đệ Tam Điểm trao trả độc lập hoàn toàn trong vòng mười tám tháng cho Việt Nam. Chức sắc Tam Điểm Grébert phản đối kịch liệt, ông đã báo cáo về Đại đường về việc những huynh đệ đang hăm hở chống Pháp. Ta có thể coi như Tam Điểm ở miền Bắc hoàn toàn không còn tồn tại nữa vì những thành viên Tam Điểm Việt Nam đã hiểu được thực chất của các chữ tự do, bình đẳng mà các huynh đệ Pháp tuyên truyền. Họ ý thức được là phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mới có được sự tự do bình đẳng thực sự.

Đại đa số trí thức thời đó chỉ là những thông ngôn, thầy kí, sáng xách ô đi, tối xách ô về, cuộc sống buồn tẻ, họ hiểu họ chỉ là những công chức quèn hạng bét trong sở. Bằng cấp cao cũng không được bình đẳng với mấy tay Pháp chính thống học thấp và kém khả năng hơn. Sự bình đẳng trong xã hội người bóc lột người là ảo tưởng. Nhiều trí thức qua Pháp loay hoay đi tìm con đường đòi độc lập cho Tổ quốc cũng đã tìm đến Hội Tam Điểm để tham gia như Nguyễn Thế Truyền, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Ái Quốc, Trịnh Đình Thảo, Dương Văn Giáo…

***

Có thể nói, cho đến tận ngày nay, hội Tam Điểm dường như vẫn còn là một ẩn số lớn với thế giới. Xuất phát từ hình thức sinh hoạt đặc thù của một hội kín với thành phần tham gia hạn chế ở một số tầng lớp nhất định như giới chính trị, quý tộc, trí thức cao cấp,… những thông tin hoặc tài liệu liên quan đến Tam Điểm vẫn chứa nhiều nghi vấn mà đôi khi không thể kiểm chứng hay làm sáng tỏ được. Mặc dù vậy, thông qua những lần hé mở về hoạt động của các thành viên Tam Điểm cũng như việc công khai phần nào những hoạt động của tổ chức này trong khoảng thời gian gần đây, người ta dần khám phá ra được quy mô, sự phổ biến và thịnh hành của hội kín này trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt là vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX ở các quốc gia phương Tây.

Tại Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng kiến những bước ngoặt to lớn trong lịch sử quốc gia. Với thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong việc bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc trước sự xâm lược của người Pháp, chế độ thực dân được áp đặt trên toàn cõi Việt Nam với sự phân chia thành xứ thuộc địa Nam kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung kỳ. Cùng với quá trình này, hội Tam Điểm đã theo bước chân của những nhà cai trị người Pháp du nhập và tồn tại trong suốt một khoảng thời gian dài tại Việt Nam thời thuộc địa. Tuy nhiên, như đã đề cập, với hình thức của một hội kín, những hoạt động, thành phần tham gia của Tam Điểm tại Việt Nam cũng trở thành một ẩn số chưa có giải đáp cụ thể tương tự như các hội Tam Điểm khác trên thế giới.

Tìm hiểu về sự có mặt và hoạt động của hội Tam Điểm tại Việt Nam trong lịch sử chính là chủ đề xuyên suốt cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam. Sau một quá trình tìm tòi, nghiên cứu từ những kho tư liệu, sách báo liên quan đến Tam Điểm còn lưu giữ được tại một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, quốc gia có liên hệ trực tiếp với Việt Nam trong quá khứ, cùng những cuộc trao đổi gặp gỡ trực tiếp với hậu duệ của các thành viên Tam Điểm Việt Nam, tác giả Trần Thu Dung đã khái quát và trình bày những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội Tam Điểm tại Việt Nam chủ yếu dưới thời Pháp thuộc và giai đoạn 1954-1975 khi người Mỹ hiện diện tại miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn nêu bật lên vai trò và đóng góp trên phương diện văn hóa của các thành viên Tam Điểm người Việt xuất thân từ tầng lớp trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của Pháp như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Huy Lục,…

Một phần quan trọng khác được đề cập đến trong Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam là sự hình thành của các tôn giáo bản địa tại Nam kỳ như Cao Đài, Hòa Hảo,… Thông qua những đối chiếu, suy luận, tác giả đặt ra những giả thuyết và chứng minh phần nào về sự liên hệ mật thiết giữa Tam Điểm và đạo Cao Đài trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo này.

Tuy nhiên, cũng bởi mang tính chất và đặc trưng của một hội kín, cho đến hiện nay, việc làm sáng tỏ những thông tin, tư liệu liên quan đến hoạt động, quy mô và tổ chức Tam Điểm tại Việt Nam vẫn là một điều khó khăn. Đồng thời, bởi những biến cố liên tiếp xảy ra trong ngót nghét trăm năm kể từ khi thực dân Pháp hoàn tất việc đặt nền móng đô hộ tại Việt Nam cho đến khi chiến tranh hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4 năm 1975, những thông tin liên quan đến Tam Điểm lại càng trở nên ẩn khuất và hiếm hoi. Gần như chỉ duy nhất một lần, dư luận Việt Nam thời Pháp thuộc ghi nhận được hoạt động công khai của hội Tam Điểm, trong đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh vào tháng 5 năm 1936 tổ chức tại trụ sở hội Tam Điểm “Huynh đệ Bắc kỳ” phố Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo), Hà Nội. Kể từ đó cho đến mãi về sau này, gần như không có bất kỳ một hoạt động nào khác của các thành viên Tam Điểm tại Việt Nam được ghi nhận một cách trực tiếp và công khai. Tổ chức này lại tiếp tục ẩn khuất trong khoảng tối của lịch sử.

Cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam vẫn chưa phải là một công trình nghiên cứu thật sự hoàn chỉnh, tất cả chỉ dừng ở mức khai phá, hệ thống và trình bày lại vấn đề cũng như nguồn tư liệu mà cá nhân tác giả đã kỳ công sưu tập được từ nhiều nơi kèm theo đó là những lập luận, nhận định dưới góc nhìn chủ quan. Với vai trò của đơn vị xuất bản, chúng tôi mong nhận được những ý kiến phản biện và góp ý từ phía người đọc để việc tu chỉnh được thực hiện kịp thời, giúp cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới.

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH OMEGA VIỆT NAM

***

Hội Tam Điểm ở Việt Nam – Một ẩn khuất lịch sử

Hội Tam Điểm ở Việt Nam nằm đúng vào vòng xoáy của lịch sử. Vì những lý do liên quan đến một số nhân vật quan trọng của nhà nước sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (1945); thêm một số lý do khác thuộc về khác biệt tôn giáo và văn hóa; và thêm nữa, một số điều nghi ngại vô căn cứ – hội Tam Điểm gần như bị xóa sổ trong ký ức cộng đồng – ngay trong giới nghiên cứu, trí thức.

Công trình của Tiến sĩ Trần Thu Dung đã đưa ra ánh sáng một sự thật lịch sử rất quan trọng, vấn đề hội Tam Điểm với các thành viên đầu tiên của nó bộc lộ những sinh hoạt chính trị, tư tưởng của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nó cho thấy một phần của sự hợp tác cũng như đối kháng luôn song hành giữa nước Việt Nam thuộc địa với chính quyền thực dân. Một khía cạnh vô cùng quan trọng và cực kỳ thú vị nữa mà công trình nghiên cứu này đem lại: những tư liệu vô cùng quý giá về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo rất đặc biệt, có thể nói là “có một không hai”, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong đó, có sự ra đời và những bước thăng trầm của một tôn giáo mới nảy mầm do hoàn cảnh lịch sử mà khi hưng thịnh có đến hai triệu tín đồ.

Công trình này cũng đóng góp rất quan trọng vào việc nghiên cứu tiểu sử của một số nhân sĩ có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử Việt Nam hiện đại.

Lê Anh Hoài (nhà văn, nhà báo)

Mời các bạn đón đọc Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam của tác giả Trần Thu Dung.

Download ebook

Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam Tweet! Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến Hội Tam Điểm Pháp, và một…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose