Đốt Đời – Đào Hiếu

Đốt Đời – Đào Hiếu

[toc]


Giới thiệu ebook

Đốt Đời – Đào Hiếu


Trong tác phẩm này có một nhân vật nữ tên Ngọc. Tất nhiên ngoài đời “nhân vật” ấy có tên khác. Mà không phải là một người. Thật ra nhân vật Ngọc trong truyện là do hai người ngoài đời ghép lại. Một cô năm nay mới 21 tuổi, tạm gọi là cô A, một cô 28 tuổi, tạm gọi là cô B.

Cách đây hơn một tháng, tôi nhận được điện thoại của mẹ cô A, báo tin cô bị bệnh rất nặng. Tôi hỏi bệnh gì, bà chỉ khóc, không nói. Tôi đến nhà thăm. Đó là một phòng trọ chừng 12 mét vuông, 5 người ở. Cha, mẹ, cô A và người chị, cộng với một bé trai con của người chị.

***

Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.

Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.

Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.

Truyện dài

  • Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
  • Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.
  • Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.
  • Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.
  • Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.
  • Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.
  • Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.
  • Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.
  • Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.
  • Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.
  • Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.
  • Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.
  • Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009.

Truyện ngắn và tạp văn

  • Bầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982.
  • Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999.
  • Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003.

Thơ

  • Đường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004.
***
Chung Quanh Tác Phẩm “Nổi Loạn”

Cuộc phóng vấn do tác giả Đoàn Giao Thủy, Báo “Diễn Đàn Paris” thực hiện và đăng trên số 28 phát hành tháng 3/1994 tại Pháp.

Trong sáu tháng cuối năm 1993, cuốn tiểu thuyết NỔI LOẠN của Ðào Hiếu đã nổi lên như một sự kiện văn học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trong chừng mực nào đó: có thể gọi “vụ án NỔI LOẠN”, bởi vì đã có lời buộc tội đăng trên báo chí, cuốn sách đã bị tịch thâu và tác giả đã bị bắt giam và truy tố. So với các vụ án văn nghệ trước kia, đây chỉ là một vụ án nhỏ, song nhìn chung không có gì thay đổi về phương pháp của nhà cầm quyền dùng để triệt hạ một tác phẩm: tác phẩm bị kết án, tác giả bị đi tù, song tác giả không được quyền giải thích công khai về tác phẩm của mình. Chỉ có một điều là ở cuối thể kỷ thứhai mươi này việc bỏ tù một nhà văn vì tác phẩm của họ không còn dễ dàng như xưa nữa!

Trong lần về thăm Việt Nam vừa qua tôi có dịp nói chuyện với nhà văn Ðào Hiếu cũng như nhiều người có thẩm quyền trong giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn về cuốn sách và các sự kiện chung quanh nó. Khi đó khả năng anh bị bắt giam đã được nêu ra. Trở lại Âu châu được tin anh bị bắt thật, tôi tự thấy có trách nhiệm giới thiệu những lời trao đổi với anh mà tôi ghi được. Như một chứng từ! Như quyền trả lời của một người bị buộc tội. Phải nói ngay rằng đây không phải là một phân tích về nội dung cuốn sách: xin dành phần đó cho bạn đọc hay các nhà chuyên phê bình văn học. Trước khi đi vào phần trao đổi, có lẽ cần nói đôi điều về tác giả cũng như bối cảnh của vụ án.

***

Tác giả: Du Tử Lê

Với vốn sống phong phú, nếu không muốn nói là “ngoại khổ”, óc nhận xét tinh tế và kinh nghiệm “trận-địa-chiến-tiểu-thuyết”, Đào Hiếu, theo tôi, là một trong rất ít nhà văn hàng đầu ở lãnh vực hiện-thực-xã-hội.

Hư cấu nếu có trong truyện của ông, chỉ tựa “làm duyên” cùng, chữ nghĩa chỉn chu mà thôi.

Mấy yếu tố căn bản vừa kể, vốn là điểm mạnh của họ Đào trong thể loại truyện dài, một lần nữa, lại xuất hiện “hoành tráng” trong tác phẩm “Đốt Đời”, dầy trên 250 trang.

Khác hơn truyện dài “Bù Khú Tiên Sinh” xây dựng trên những mảng sương mù ký ức nhà sàn và, sự chập chờn lửa rừng thực / ảo, ở tác phẩm mới này, Đào Hiếu ném người đọc vào giữa tâm bão của những mặt xã hội kín, khuất. Đó là câu chuyện của một người con gái từ vai trò tiếp viên café, trở thành nạn nhân của một đường giây phân phối ma túy – loại mới nhất: methamphétamine – sau khi vô tình rơi vào cõi “thiên la địa võng”. Những cánh tay xúc-tu của loài bạch tuộc đen, đã đưa một cô gái quê, nổi trôi từ tầng địa ngục này, qua tầng địa ngục khác. Cái may mắn duy nhất của cô là gặp, nhận được chân tình của một người đàn ông lớn tuổi…

Truyện dài “Đốt Đời”của Đào Hiếu, với tôi, không chỉ là sản phẩm lao động trí tuệ – với những thông điệp báo động, cháy bỏng khẩn thiết của một nhà văn, trước những vấn nạn vây khổn xã hội – mà nó còn như một tự sự kể, một hành trình sống khốc liệt của cô gái quê, và, của những người đồng cảnh ngộ.

Vì truyện dài”Đốt Đời”là một hồi ký, một tự sự kể, cho nên tự thân đã là cả một khối thuốc nổ hiện thực cực mạnh, khiến nó không cần phải có những cao trào, những nút thắt, nút mở hay, những cố gắng đào xới tâm lý hoặc, khai thác bản năng tình dục của con người để lôi cuốn người đọc. Bởi tính cao trào, sức công phá đã tiềm ẩn trong từng con chữ…

Hơn thế, để giảm bớt tính “sát thương” của khối chất nổ, đôi chỗ, tác giả đã dùng tới sở trường trào phúng, (riễu cợt ngay cả chính mình), cũng như bản chất thi sĩ của ông, hầu giúp người đọc có được đôi chút thư giãn cần thiết. Thí dụ:

“Em bước vào làm bóng tối hỗn loạn

Xô đẩy tan tác

Đêm rách nát sau tiếng nổ của gót hài

Những ánh đèn tự chọc vào mắt mình

Đứt bóng.

Trăng rớt xuống sân vỡ như gương soi

Máu nguyệt động chảy đen trần gian…”

(Trích chương 4)

Cũng vì tràn ngập vốn sống tiếp thu được từ “hiện trường”, nên những chương đoạn trong Đốt Đờilà những cảnh phim chuyển động mau. Những cắt lát dứt khoát, quyết liệt, khiến người đọc khó rời khỏi trang sách.

Tôi muốn nói, ngoài trải nghiệm hiện thực, tài hoa của Đào Hiếu còn san bằng, xóa sạch khoảng cách giữa tiểu thuyết và đời thường.

Bên cạnh đó, qua từng con chữ, người đọc cũng gặp được không ít những liên-ảnh bất ngờ, mới mẻ, đôi chỗ lại đậm đặc chất thi ca. Ở phương diện kỹ thuật này, tôi nghĩ, Đào Hiếu đã là một thi sĩ, nhiều hơn một nhà văn.

Thí dụ, ngay từ khởi truyện, Đào Hiếu đã so sánh nhân vật nữ của ông với một con khỉ nhỏ. Một con khỉ nhỏ lí lắt, tinh ranh, với bản chất ngây ngô, khờ khạo, như nhân vật nữ, hay như chính ông?

Tôi rất thích những ý tưởng, hình ảnh rất thơ, khá nhiều trong “Đốt Đời” của họ Đào. Như:

“…Ông cầm cuốn sách lên tay, mở ra. Cơn gió từ những trang sách thổi vào mặt. Những dòng chữ ùa ra, bay quanh ông như đàn chim. Đó là tập thơ đầu tay của ông: mới mẻ, trong trắng, nhưng vẫn còn bí ẩn như một thế giới chưa được biết đến…”(Trích chương 3)

Hoặc:

“…Trong căn phòng im lặng giữa một xóm lao động nghèo nàn, tiếng khóc của ông như tiếng giun dế luẩn quẩn giữa bốn bức vách ẩm mốc. Ông nghe rất rõ và ngạc nhiên thấy như đó là tiếng khóc của một người nào khác vô hình, vừa đến chia sẻ cùng ông…” (Trích chương 14)

Hoặc nữa:

“…Lúc ấy trái bần chín trĩu cả những vạt rừng. Mùi thơm của nó làm ngây ngất những cơn gió. Con sóc nhỏ không còn hái trái cho người cha mà hái tặng ông. Nó chuyền cành lanh lẹ, dẫn dụ ông đi lạc vào một cõi trời đất nồng nàn thứ mùi ngai ngái của vỏ cây lên men…” (Trích chương 21)

Trong rất nhiều trang văn của mình, Đào Hiếu cũng đem lại cho người đọc những xúc động tự nhiên, khi ông viết về những cái chết của một số sinh vật, có nghiệp duyên với ông từ thời niên thiếu và, cái chết của chúng…đã sống lại, vì cái chết của con chó nhỏ, người bạn trung thành của cô-gái-ma-túy…

Tôi muốn gọi đó là những dòng chữ chói lọi tình yêu và, tinh ròng tình bạn, của những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội. Nhưng tình người nơi họ, lại là một thứ gì giống như xa xỉ và, xa lại với những sinh vật vô cảm, được gọi là con người nhởn nhơ giữa xã hội.

Tuy sống cạn kiệt thân, tâm với những “cái chết trắng”, với những kẻ trộm chó, với những “diệu thủ” trộm cắp, tiêu thụ đồ gian, xe gian, thậm chí sát nhân,…họ Đào vẫn không quên cho thấy, ở cái thế giới bạo lực hoang dã kia, thấp thoáng đâu đó, vẫn là những bảo bọc, chia sẻ của tình người. Phải chăng, tác giả muốn nhấn mạnh, giữa khi đạo lý nhân quần ngày một phá sản, thì đám người sống bên lề xã hội, trong chừng mực nào đó, vẫn có cho riêng họ một thứ đạo lý: “Đạo lý giang hồ”?!

Trên tất cả mọi trải nghiệm, sống trong và, sống giữa tâm-bão-đen hiện thực xã hội, tôi vẫn thấy cái Tâm-Nhân-Bản của ông.

Theo tôi, chính ngọn lửa nhân bản rực rỡ nơi họ Đào, đã làm thành nhân cách nhà văn, qua từng trang sách.

Từ đấy, tôi không nghĩ, có dễ chúng ta còn thấy phải đòi hỏi thêm điều gì, nơi nhà văn đã sống, như một đường gươm này!

DU TỬ LÊ

(California, Aug. 2014)

Mời các bạn đón đọc Đốt Đời của tác giả Đào Hiếu.

Download ebook

Đốt Đời – Đào Hiếu


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Đốt Đời – Đào Hiếu Tweet! Trong tác phẩm này có một nhân vật nữ tên Ngọc. Tất nhiên ngoài đời “nhân vật” ấy có tên…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose