Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app

Giới thiệu ebook

Một quá trình cuốn hút bằng đậm đặc câu chuyện, đậm đặc trải nghiệm. Cái kết hay cụ thể hơn là câu trả lời cho trường hợp của từng nhân vật đều rất hay, ý nghĩa nhưng có phần hơi ngắn gọn. Khi đọc về cuối, thoáng qua mong muốn tác giả sẽ viết kĩ hơn, sâu hơn về tâm lí, cảm xúc từng nhân vật như ở phần đầu.

Nhưng có thể đấy là dụng ý của Endo Shusaku. Nhiều khi cách mà chúng ta đi qua mỗi trải nghiệm đã là một câu trả lời rồi, nên đến cuối cùng không cần phải diễn giải quá nhiều chăng?

Đặc biệt yêu thích cấu trúc của cuốn sách. Cách tác giả sắp xếp để từng nhân vật, từng câu chuyện xuất hiện rất thú vị. Các giá trị văn hoá, tôn giáo, tâm linh được truyền tải tinh tế, vừa vặn, không gây sự choáng ngợp hay cảm giác khó tiếp nhận cho độc giả.

***
Bên dòng sông Hằng, lẫn vào giữa những khách thập phương hoặc hiếu kỳ hoặc bàng quan, là một tốp du khách Nhật. Họ lặn lội đến đây, đều đang chôn sóng ở trong lòng. Người đi tìm bóng hình người vợ quá cố, kẻ mong chữa lành chấn thương nhân tính thời chiến tranh, người muốn tạ ân vì một cơ hội sống, kẻ lại muốn đắp bồi cho trái tim đang trống rỗng… Họ soi vào những dàn thiêu rừng rực, soi vào nhau, soi vào cái chết, hầu tìm lời giải đáp cho cõi sống, bên dòng sông Hằng.

Trĩu nặng dưới những ưu tư thần học, triết học về lẽ sống, về định mệnh, đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết đầy ắp những chi tiết đời thường tinh tế và nét khôi hài lấp lánh.Giống như sông Hằng “không chỉ là của tín đồ Ấn giáo, mà còn là dòng sông sâu thẳm cho tất cả mọi người”, cuốn sách viết từ cảm quan Công giáo này vẫn thấm đượm những khắc khoải cùng lòng yêu tha nhân nối liền mọi nền văn hóa, và là minh chứng tuyệt vời để hiểu tại sao Endo Shusaku lại được cả Nhật Bản lẫn phương Tây cùng mến mộ.

***
[REVIEW SÁCH HAY] BÊN DÒNG SÔNG HẰNG: CHÚNG TA TÌM LẼ SỐNG Ở NƠI NÀO?

Bằng những trang văn suy tư, chậm rãi nhưng cũng đầy biến chuyển, Endo Shusaku cuốn hút người đọc vào cuộc hành trình thú vị với Bên dòng sông Hằng.

Ký ức của trẻ con luôn bền bỉ hơn người lớn, tôi luôn tin như vậy. Ở tập hợp chắp nhặt vô vàn ký vãng trong đời sống của một con người, những mảnh ký ức của tuổi thơ luôn chiếm lấy tâm trí của họ nhiều hơn hết thảy. Tôi cũng không là ngoại lệ. Tuổi thơ tôi gắn liền với miền Trung, miền đất của nắng hạn mưa nguồn, của tận cùng khắc nghiệt và khó khăn, nhưng cũng là nơi chốn mà thiêng và phàm dung hòa làm một.

Ở quê hương ấy, tuổi thơ của bao đứa trẻ băng qua những lời kinh cầu ngân vang quyện giữa mùi trầm hương bảng lảng. Lời kinh được dẫn nhịp bằng tiếng mõ ấm áp, những đôi tay khô gầy tre trúc của mẹ của bà chắp lại thành kính dâng lên một cõi vàng son xa xăm nào đó mà lũ trẻ con ngày đó không thể hiểu hết. Trẻ con chúng tôi lại càng chẳng thể hiểu vì sao những người lớn đang còn sống lại tụng mãi những lời cầu khẩn một đời sống trường cửu ở cõi an vui nào đó sau khi nhắm mắt lìa đời, vượt ngoài thế giới của chúng tôi, vượt khỏi mấy cái vương quốc bé tí trên sân trường mà biên giới được các ông hoàng con vạch vội bằng phấn để đánh trận giả.

Đất nước Phật kia

Nhẹ làn gió thổi

Cây cành châu báu

Chạm dây leo ngọc

Tuyệt vời vang ngân.

Những lời kinh trầm ấm ấy đã dìu lũ trẻ chúng tôi vào giấc ngủ ngon lành giữa xào xạc lá cành, thoảng đưa vào nhà cùng tiếng thằn lằn tặc lưỡi trong đêm yên vắng. Cho đến khi lần giở Bên dòng sông Hằng, tôi bắt gặp lại những lời kinh ấy, trong một hành trình khác, hành trình bằng câu chữ, đi vào thế giới huyền hoặc sâu thẳm của tâm hồn Đông phương.

Endo Shusaku cho ra đời cuốn tiểu thuyết Bên dòng sông Hằng vào năm 1993. Đến năm 1995, ông qua đời. Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông, cũng là một trong hai cuốn tiểu thuyết mà ông muốn đặt cạnh mình trong quan tài khi giã từ cõi sống.

Là một nhà văn Công giáo, chịu phép rửa tội từ năm 11 tuổi, vậy nhưng, suốt cuộc đời, Endo Shusaku lại chọn bước đi trên ranh giới giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Là người Nhật, ông thấm đẫm tinh thần và cá tính hướng nội của dân tộc này. Chúng ta không khó để tìm được những dòng tóm tắt như vậy về cuộc đời Endo Shusaku trên mạng. Nhưng tôi chỉ cảm nhận được rõ nhất điều đó khi bước vào Bên dòng sông Hằng. Hơn ba trăm trang của cuốn tiểu thuyết vẽ nên hành trình của năm con người, mỗi con người lại mang một câu chuyện, một băn khoăn, nỗi ưu tư và u hoài khác nhau về lẽ sống. Họ gặp nhau trong chuyến đi bắt đầu từ Nhật Bản sang tận Ấn Độ, với điểm dừng cũng là đích đến: sông Hằng.

Sông Hằng là dòng sông của nước Ấn đầy sắc màu, hỗn độn nhưng cũng tràn đầy sức sống. Dòng sông xuất hiện muôn vạn lần trong kinh điển, trong tụng ca ngân vọng suốt cõi nhân gian. Dòng sông mẹ, dòng sông thánh thiêng, mang hết mọi ngưỡng vọng của con người tìm tới và gửi gắm, bất phân giữa sự sống và cái chết. Dòng sông ấy hiện lên sống động trong tiểu thuyết của Endo Shusaku như nó vốn dĩ. Ở nơi ấy, những nhân vật của ông truy tầm lời giải đáp cho cuộc đời mình.

***

Khoai nướng nóng hổi đây… Khoai nướng nóng hổi đây…

Mỗi khi ông Isobe nhớ lại lúc người bác sĩ báo cho biết vợ ông mắc phải bệnh ung thư vô phương cứu chữa, tiếng rao hàng phía ngoài khung cửa sổ phòng xét nghiệm hôm đó lại văng vẳng trong tai như đang chế giễu nỗi kinh hoàng của ông.

Giọng rao buồn tẻ của một người đàn ông vô tâm.

Khoai nướng nóng hổi đây… Khoai nướng nóng hổi đây…

– Cái ung nó nằm… ở đây này. Nó đang nhảy qua chỗ này nữa. – Ngón tay người bác sĩ từ từ bò trên tấm hình chụp X-quang như theo nhịp của tiếng rao ngoài kia; vẫn giọng đều đều, ông giải thích:

– Tôi nghĩ khó có thể dùng phẫu thuật được nữa. Chúng tôi sẽ thử dùng thuốc kháng ung thư và tia xạ…

– Thế nhà tôi còn sống được bao lâu nữa, thưa bác sĩ…? ‘ Ông Isobe nghẹn ngào hỏi.

Người bác sĩ không nhìn vào ông:

– Khoảng ba tháng, nhiều nhất là bốn.

– Nhà tôi có phải đau đớn nhiều không?

– Chúng tôi có thể dùng moóc phin để làm giảm đau một phần nào đó.

Hai người yên lặng một lúc. Ông Isobe lại hỏi:

– Nhà tôi có nên dùng vắc-xin Maruyama, cả thuốc bắc nữa…?

– Được chứ! Ông cứ dùng bất cứ loại thuốc dân gian nào mà ông cho là có thể giúp cho bà nhà.

Cái kiểu người bác sĩ Tây y nhanh chóng tán thành đề nghị dùng thuốc bắc như thế, cho thấy bệnh tình của vợ ông thực sự vô phương cứu chữa.

Hai người lại rơi vào yên lặng. Ông Isobe không chịu đựng được nữa, đứng dậy. Người bác sĩ xoay người về phía tấm phim X-quang; chiếc ghế xoay kêu ken két khó chịu như báo cho ông biết về cái chết cận kề của vợ mình.

“Mình… đang mơ…” Ông Isobe nghĩ.

Trên đường đi ra thang máy, ông vẫn có cảm giác như không thực. Ông chẳng bao giờ nghĩ là vợ mình sẽ chết. Ông có cảm tưởng như đang xem một cuốn phim, thì đột nhiên người ta lại chiếu một phim khác lên màn ảnh.

Ông buồn bã nhìn bầu trời chiều đông xám lạnh, vẫn còn tiếng rao bán khoai nướng ngoài kia: “Khoai nướng nóng hổi đây…” Ông băn khoăn kiếm câu nói dối với vợ. Ông nghĩ với trực giác bén nhạy vốn có của người bệnh, chắc vợ ông sẽ biết ông đang toan tính gì. Ông ngồi sà xuống ghế cạnh thang máy. Có hai người y tá đi qua trước mặt ông chuyện trò vui vẻ. Tuy họ làm việc ở bệnh viện nhưng bệnh tật cũng như những bất hạnh xảy ra trong bệnh viện không làm mất đi vẻ mạnh khỏe, tươi trẻ của họ.

Ông hít một hơi thật sâu, nắm chặt núm cửa phòng bệnh. Vợ ông đang ngủ, một tay để trên ngực.

Ông ngồi lên chiếc ghế độc nhất trong phòng, và lại một lần nữa, nghiền ngẫm câu nói dối ông đã sắp sẵn trong đầu. Người vợ mở mắt buồn bã, nhìn chồng mình, bà mỉm cười yếu ớt:

– Mình đã nói chuyện với bác sĩ chưa?

– Rồi…

– Bác sĩ… đã nói gì với mình?

– Bác sĩ nói là mình sẽ phải nằm viện một thời gian nhưng sẽ không quá ba hoặc bốn tháng, rồi mình sẽ khỏe lại. Vì vậy mình chịu khó một chút.

Tự biết mình nói dối không xuôi, ông cảm thấy như mồ hôi đang rịn trên trán.

– Vậy à…

Người vợ nhìn thẳng vào cái trán đẫm mồ hôi của ông. Ông thấy phải coi chừng trực giác bén nhạy của người bệnh.

– Như vậy là mình phải khổ trong ba bốn tháng trời!

– Mình đừng có nói vậy! Có gì đâu mà khổ!

Vợ ông lại mỉm cười. Từ trước đến bây giờ bà mới nghe ông nói câu tình cảm như vậy. Nụ cười đặc thù của vợ ông. Hồi mới lấy nhau, khi ông trở về nhà sau những mệt mỏi vì các mối quan hệ trong công việc, mở cửa ra, bà luôn đứng đón ông với nụ cười bao dung, âu yếm. Cảm thấy mình lâu nay quả có thiếu quan tâm đến vợ, ông nói dối thêm một lần nữa:

– Khi được ra viện, mình cứ tạm thời tĩnh dưỡng một thời gian. Rồi tôi sẽ đưa mình đi suối nước nóng dưỡng sức.

– Không việc gì mà phải phí tiền như vậy vì em đâu.

“Không việc gì…” Câu nói nghe đượm vẻ cô đơn lẫn bi ai, giống với tiếng rao của người bán khoai ngoài kia một cách lạ lùng. Chẳng lẽ vợ ông đã mon men biết sự thật? Đột nhiên, bà như lẩm bẩm một mình:

– Lúc nãy em đã nhìn cái cây. – Vợ ông hướng mắt ra ngoài cửa sổ nhìn cây ngân hạnh lá cành sum suê như đang ôm ấp một thứ gì đó. – Cây đó sống được bao lâu rồi mình nhỉ?

– Dám cả hai trăm năm. Có lẽ nó là cây cổ thụ sống lâu nhất ở khu này.

– Cây cổ thụ đó đã nói đó mình. Rằng sinh mệnh không bao giờ biến mất.

Hồi vợ ông chưa bệnh, bà vẫn có thói quen nói chuyện với hoa cỏ như những cô gái xuân thì mỗi khi tưới các chậu hoa trước hành lang. “Hoa xinh đẹp kia ơi, nở cho tôi vài đóa!” “Cảm ơn hoa nhé!” Kiểu chuyện trò với hoa như thế, bà học theo người mẹ vốn yêu hoa của mình, và sau khi lấy chồng, bà vẫn giữ thói quen đó. Nhưng cái kiểu bà nói chuyện với cây cổ thụ lần này cho thấy

Mời các bạn đón đọc Bên Dòng Sông Hằng của tác giả Shūsaku Endō.

Download ebook


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app Giới thiệu ebook Tweet! Một quá trình cuốn hút bằng đậm đặc câu chuyện, đậm đặc trải nghiệm. Cái kết hay cụ thể…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close