Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app

Giới thiệu ebook

Trong sách Dẫn luận về lịch sử nghệ thuậtDana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật. Sử dụng một phạm vi rộng mở về các hình ảnh, từ những pho tượng ở đảo Phục sinh đến các tác phẩm hội họa hiện đại, tác giả cho thấy bằng cách nào tự thân các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu cho cung cách đọc lịch sử nghệ thuật và đề nghị một sự đa dạng các đường lối, qua đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu nghệ thuật.

Cuốn sách với một bảng từ vựng phong phú, Dana Arnold phác họa những chiến lược thông giải đã làm sinh động bộ môn lịch sử nghệ thuật. Đây là một dẫn nhập vô giá và dễ tiếp cận về một chủ đề rất được quan tâm.

***

Cuốn sách này là một dẫn nhập tới những đề xuất và tranh biện tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật và phát khởi từ những quan tâm căn bản của lịch sử nghệ thuật – xác định, phân loại, thông giải, mô tả, và suy nghĩ về những tác phẩm nghệ thuật. Những đường lối trong đó lịch sử nghệ thuật tiếp cận các nhiệm vụ này đã thay đổi qua thời gian. Những thái độ chuyển đổi hướng tới các thông số của lịch sử nghệ thuật, và cách lịch sử có thể chất vấn chủ đề thị giác, đã nêu lên những câu hỏi về việc giới thiệu lịch sử của nghệ thuật thị giác trong hình thức chữ viết và những giới hạn của ngôn ngữ bằng lời nói đã đặt lên khả năng của chúng ta để làm việc này. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng tương đối về vai trò của nghệ sĩ, chủ đề, và người xem trong đời sống nghệ thuật cũng đã được đánh giá lại. Những đề xuất ấy đến phiên nó, lại nêu lên những câu hỏi về mối bận tâm của chúng ta với chủ quyền tác giả, tính xác thực, và tiến trình tuyến tính được định nghĩa theo biên niên sử, tất cả đã làm sung mãn quy điển (canon) truyền thống của lịch sử nghệ thuật, và giúp chúng ta thưởng ngoạn, phân tích, xác định lịch sử tính cho nghệ thuật*.

Như vậy, lịch sử truyền thống về nghệ thuật nhấn mạnh những thời kỳ, những phong cách và đặt tiêu điểm cho tiến trình nghệ thuật của phương Tây, và điều này có thể làm mờ tối những lối tiếp cận khác, chẳng hạn như việc tập hợp các nghệ phẩm theo chủ đề, hoặc có thể ảnh hưởng đến đường lối thảo luận về nghệ thuật từ những nền văn hóa bên ngoài phương Tây. Vì vậy, tôi đã chọn những thí dụ từ các thời điểm lịch sử và các văn hóa khác nhau để minh họa câu hỏi nền tảng cho các chủ đề. Đây là một Dẫn nhậpngắn gọn, và những hình ảnh tôi sử dụng chỉ cốt để chỉ dẫn về những đề xuất được thảo luận liên quan tới chúng. Như một tổng thể, những minh họa mang tính đại diện cho ‘nghệ thuật cao cấp’/ ‘high art’, tức là nói đến nghệ thuật trong các viện bảo tàng và các phòng tranh (gallery). Tư liệu này khiến chúng ta có thể tra xét một phạm vi rộng rãi những đề xuất xã hội và văn hóa được gói ghém trong lịch sử nghệ thuật.

Tôi bắt đầu với một câu hỏi nền tảng ‘Lịch sử nghệ thuật là gì?’, rút ra những phân biệt giữa lịch sử nghệ thuật với thưởng ngoạn nghệ thuật và phê bình nghệ thuật, và cứu xét một phạm vi những tạo phẩm được bao gồm trong bộ môn này và cung cách những tạo phẩm này đã thay đổi qua thời gian. Mặc dù nghệ thuật là một đề tài thuộc thị giác, chúng ta học biết về nó qua việc đọc và chuyển tải những ý niệm của chúng ta về nó phần lớn trong văn bản. Điều này phát sinh một sự giao lưu giữa những gì thuộc ngôn từ và những gì thuộc thị giác mà tôi khảo sát trong Chương 2. Ở đây, tôi xem xét những lịch sử về nghệ thuật đã được viết ra như thế nào và hậu quả của việc này trên chính tự thân đối tượng và trên những chủ thể của nghệ thuật [tức là những nghệ sĩ]. Những thí dụ từ một khung thời gian rộng mở được sử dụng, gồm cả Pliny, Vasari, và Winckelmann, cùng những văn bản gần đây hơn của Gombrich, Greenberg, Nochlin, và Pollock. Một cuộc thảo luận về những tác giả này giới thiệu những chờ đợi về nghệ thuật mà chúng ta có như một câu chuyện biên niên về các nghệ sĩ phương Tây. Sự thiên vị trong lối thông giải về chủ thể sẽ mở ra những câu hỏi về tầm quan trọng của quy điển trong lịch sử nghệ thuật và cách chúng ta nhìn nghệ thuật phi biểu hình (non-figurative), nguyên thủy (primitive), và ngây thơ (naϊve).

Tầm quan trọng của phòng tranh hoặc bảo tàng – hoặc tổng quát hơn của những cung cách giới thiệu về lịch sử nghệ thuật – được bàn tới trong Chương 3, phác họa sự phát triển của các bộ sưu tập từ những tủ trưng bày các vật hiếu kỳ (cabinet of curiosities) đến các nhà bảo trợ và nhà sưu tập tư nhân ngày nay. Cùng với điều này, tôi thảo luận về sự tác động mà việc thu thập những đối tượng đã có trên giá trị được nhận biết của chúng và trên cách viết về những đối tượng có thể ảnh hưởng đến ‘giá trị’ của chúng. Câu hỏi về quy điển của lịch sử nghệ thuật quay trở lại trong chương này trong tương quan với khả năng của phòng tranh hoặc bảo tàng hoặc ủng hộ hoặc thách thức quy điển ấy. Tôi xem xét điều đó với sự quy chiếu đặc biệt về tầm quan trọng của nhân dạng nghệ sĩ trong việc trưng bày ở phòng tranh và trong lời đáp cho câu hỏi ‘có dị biệt nào tạo ra cho sự giới thiệu về lịch sử nghệ thuật nếu nghệ thuật được giới thiệu với công chúng như một sự thăm dò về chủ thể hoặc như một sự kế tục mang tính biên niên?’ Điều đó cũng làm sung mãn cứu xét của tôi về cung cách những cuộc triển lãm “lớn” đã thay đổi chiều hướng lịch sử nghệ thuật, chẳng hạn triển lãm hậu-ấn tượng/ Post-Impressionism exhibition vào năm 1912 đã tạo ra tên gọi cho phong trào nghệ thuật này.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tư duy có thể là một quan hệ phức hợp, và trong Chương 4, tôi thảo luận về tác động mà những trường phái triết học đa dạng và lí thuyết phân tâm học đã có trên cung cách chúng ta suy nghĩ về lịch sử nghệ thuật và về vai trò, ý nghĩa, và sự thông giải nghệ thuật. Tôi giới thiệu những ý niệm của các nhà tư tưởng then chốt như Hegel, Marx, Freud, Foucault, và Derrida để cho thấy họ đã tương tác như thế nào với lịch sử nghệ thuật, ít nhất là đối với sự hiện xuất của những lịch sử xã hội về nghệ thuật. Chương 5 tiếp tục thảo luận về ý nghĩa trong nghệ thuật, đặc biệt là về phẩm chất và chủng loại của sự tái hiện, về khoa ảnh tượng kí (iconography), hoặc biểu tượng học, trong các nghệ phẩm qua suốt lịch sử. Trong Chương 6, tôi xem xét những phương tiện truyền thông và những kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng để tạo ra nghệ thuật.

Cùng với việc giới thiệu những cung cách suy nghĩ về nghệ thuật và lịch sử của nó, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ khích lệ việc thưởng thức và thấu hiểu tự thân các nghệ phẩm và tái củng cố tầm quan trọng của đối tượng nghệ thuật như là bằng chứng hàng đầu của chúng ta, hoặc là điểm khởi đầu, đối với lịch sử nghệ thuật. Nhằm mục đích ấy, chương cuối cùng đưa chúng ta quay lại với bản thân tác phẩm, chú ý tới những đường lối chúng ta có thể đọc tính vật thể của đối tượng trong những hạn từ về kĩ thuật và phương tiện được sử dụng để sáng tạo ra nó, cũng như những phương pháp khác chúng ta có thể dùng để đọc “cái nhìn”.

Cuốn sách này nhằm đến những lợi ích tổng quát cho người đọc, cho người đi xem phòng tranh, và đặt nền tảng cho những khía cạnh của văn hóa thị giác cho những ai học về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học, và văn hóa học. Tôi cố gắng để không sử dụng nhiều từ chuyên môn, nhưng có một số những từ kĩ thuật và thuật ngữ thiết yếu phải sử dụng để nhận biết. Để tâm tới điều này và tính chất dẫn nhập của sách, tôi đã đưa vào một bản từ vựng các từ ngữ về nghệ thuật và một danh sách những địa chỉ mạng về các phòng tranh và các viện bảo tàng để cung cấp một điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật và những bộ sưu tập quan trọng.

Để đưa ra một thảo luận trong sáng, súc tích về những tranh biện đa phức bên trong lịch sử nghệ thuật, tôi cũng muốn mang lại cho người đọc những công cụ cơ bản thiết yếu cho việc khảo sát chủ đề qua một tầm nhìn bao quát theo thời gian và đề án về một phạm vi rộng mở những đề xuất được kết nối với bộ môn này. Nhưng, quan trọng nhất, cuốn sách là một nỗ lực để chuyển tải việc chúng ta có thể học biết được những gì từ nghệ thuật và để gợi ý một sự đa dạng các đường lối, trong đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu mối quan hệ của con người với nghệ thuật.

***

Lịch sử nghệ thuật là gì?

Một sự vật của cái đẹp

là một niềm vui bất tận.

Keats

Nghệ thuật có thể có một lịch sử chăng? Chúng ta nghĩ về nghệ thuật như là không có thời gian, ‘cái đẹp’ từ sự xuất hiện của nghệ thuật là có ý nghĩa và sức hấp dẫn với nhân loại trải qua các thời đại. Ít nhất điều này cũng áp dụng đối với những ý niệm của chúng ta về nghệ thuật ‘cao cấp’, hoặc về mỹ thuật; nói cách khác là trong hội họa và điêu khắc. Loại tư liệu thị giác này có sự tồn tại tự chủ – chúng ta có thể thích thú ngắm nhìn nó vì chính nó, độc lập với bất cứ sự hiểu biết nào về nội dung của nó, mặc dù dĩ nhiên người xem từ những thời kỳ hoặc những văn hóa khác nhau có thể nhìn cùng một đối tượng trong những cung cách khác nhau.

Thưởng ngoạn và phê bình nghệ thuật

Khi ngắm một bức họa hoặc một pho tượng, chúng ta thường đặt ra những câu hỏi sau đây: ai đã làm ra nó? chủ đề là gì? nó được hoàn tất khi nào? Đây là những câu hỏi hoàn toàn có giá trị thường được dự kiến và được trả lời, chẳng hạn ở lời chú cho những bức minh họa trong các cuốn sách về nghệ thuật và những tấm nhãn cho các tác phẩm được trưng bày trong viện bảo tàng và phòng tranh. Đối với nhiều người trong chúng ta, những mẩu thông tin ấy là đủ. Sự tò mò của chúng ta về ai, cái nào, và khi nào của nghệ thuật được thỏa mãn và chúng ta có thể tiếp tục việc thưởng ngoạn nghệ phẩm, hoặc chỉ đơn giản là ngắm nhìn nó. Đối với những ai còn quan tâm về cách thế của nghệ thuật, thì thông tin về kĩ thuật được sử dụng – chẳng hạn, sơn dầu (oil) hay màu keo (tempera) (xem Chương 6) – có thể giúp thưởng ngoạn thêm về kĩ năng của nghệ sĩ. Điều quan trọng để ghi nhận về cung cách này trong sự thưởng ngoạn nghệ thuật là nó không đòi hỏi kiến thức về lịch sử nghệ thuật. Lịch sử của một tác phẩm cá biệt được hàm chứa trong chính nó và có thể phát hiện ra trong việc giải đáp cho những câu hỏi về ai, cái nào, khi nào, và cách nào. Đây là các chi tiết xuất hiện trong những vựng tập (catalogue) của các bảo tàng hoặc phòng tranh hoặc những vựng tập được sản xuất cho việc buôn bán tác phẩm nghệ thuật, nơi có lẽ thông tin về người bảo trợ nguyên thủy (nếu tương thích) cũng có thể trả lời cho câu hỏi tại sao lại có tác phẩm nghệ thuật đó. Những nhà bán đấu giá, những viện bảo tàng, và những phòng tranh cũng nhấn mạnh về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật. Đây là lịch sử của người đã sở hữu nó và trong những bộ sưu tập nào. Điều này tạo ra một loại căn nguyên hoặc phả hệ (pedigree) cho tác phẩm ấy và có thể được sử dụng để chứng minh rằng nó là một tác phẩm xác thực do một nghệ sĩ nào đó tạo ra. Tất cả các thông tin này là quan trọng để xác định giá cả của một bức tranh hoặc một pho tượng nhưng không nhất thiết là quan trọng cho lịch sử nghệ thuật.

Trong cung cách ấy, việc thưởng ngoạn nghệ thuật không đòi hỏi kiến thức về khung cảnh của nghệ thuật; lối tiếp cận ‘tôi biết tôi thích cái gì và tôi thích cái gì tôi thấy’ đối với việc xem tranh là đủ và điều đó hoàn toàn tốt đẹp. Chúng ta có thể thích thú ngắm nhìn một sự vật chỉ vì tự thân nó và nghệ thuật có thể được hấp thu vào cái gọi là văn hóa đại chúng.

Sự thưởng ngoạn nghệ thuật cũng có thể liên quan tới tiến trình đòi hỏi nhiều hơn của việc phê bình đối tượng nghệ thuật trên cơ sở những thành tích mỹ học của nó. Thông thường, các phương diện như phong cách, bố cục và màu sắc được quy chiếu, và sự quy chiếu rộng hơn có thể là tới các tác phẩm khác của nghệ sĩ, nếu được biết, hoặc tới những nghệ sĩ khác làm việc cùng thời hoặc cùng phong trào hay cùng phong cách.

Mời các bạn đón đọc Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật của tác giả Dana Arnold.

Download ebook


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Download App tải ebook tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app Giới thiệu ebook Tweet! Trong sách Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật, Dana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose